Thứ Năm, 11 Tháng Mười, 2018 00:00
Chúa nhật XXVIII Quanh năm B ( Mc 10, 17-30 )

Bài trích thư gởi tín hữu Do Thái mà chúng ta vừa nghe có một cái gì đó rất đáng quan tâm chú ý về Lời Chúa, bởi vì, mỗi ngày chúa nhật, chúng ta cùng họp mặt nơi đây để lắng nghe và suy ngẫm Lời Chúa. Đoạn trích này nói cho chúng ta biết, Lời này có một hiệu quả rất đáng ngạc nhiên. “ Lời của Thiên Chúa thì sống động, đầy năng lực và sắt bén hơn một chiếc gươm có hai lưỡi sắt bén; nó thấm nhập vào tận thẳm sâu tâm hồn..; nó phán đoán những ý định và những tư tưởng của tâm hồn.” Như thế, Lời của Thiên Chúa đến làm đảo lộn chúng ta, chất vấn chúng ta một cách mạnh mẽ. Nó là một sức mạnh làm biến đổi.

Khi nghe những lời này, có thể chúng ta nghĩ rằng, những lời này hơi quá đáng, bởi vì kinh nghiệm cuộc sống chứng minh cho chúng ta điều đó; Lời Chúa rất hiếm khi có một hiệu quả lớn lao trên chúng ta. Thậm chí rất thường khi không thấy một hiệu quả nào.

Điều đó là rất thật. Thế nhưng, nếu xảy ra như thế, thì đó không phải là do sự yếu kém của Lời Chúa. Đúng hơn là vì chúng ta, rất nhiều lần, chúng ta đón nhận Lời Chúa bằng một những tai không chú ý, và chúng ta không để nó thực hiện công việc của nó trong chúng ta. Chúng ta sở hữu cái quyền lực này, một quyền lực gây ngạc nhiên, là ngăn cản việc làm của Lời Chúa trong chúng ta.

Nói như thế, chúng ta hãy nhìn xem, làm thế nào Tin Mừng hôm nay có thể gặp gỡ chúng ta và chất vấn chúng ta.

Con người nói chuyện với Chúa Giêsu là môt người rất tử tế, trung hậu. Từ khi còn niên thiếu, anh ta đã trung thành tuân giữ tất cả lề luật. Không ai trách cứ anh ta điều gì, ngay cả chính Chúa Giêsu. Thế nhưng, chắc chắn nơi con người này có một nỗi khao khát tiến xa hơn nữa, làm nhiều hơn nữa. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu thán phục và là điều làm cho Chúa Giêsu ngưỡng mộ ( “ Chúa Giêsu bắt đầu yêu mến anh ta” ); và chính vì lý do đó mà Chúa Giêsu đề nghị với anh ta một con đường cho phép anh ta thực hiện một bước nhảy xa hơn tiến lên phía trước.

Ơ đây Chúa Giêsu thật sự đòi hỏi. Ngài đòi hỏi nhiều hơn nữa, nhiều hơn những gì mà lề luật cũ đòi hỏi. Chính là vì ngài muốn thiết lập một thế giới mới; ở đó lý tưởng không phải là tuân theo lề luật, cho dù nó có đẹp đẽ, đúng đắn và thẳng thắn đến mấy đi nữa, mà là trở nên hoàn hảo như Thiên Chúa Cha là Đấng hoàn hảo. Như thế là lời kêu gọi vượt lên lớn lao: “ Anh hãy đi, hãy bán tất cả những gì anh có, trao ban cho người nghèo và anh sẽ có một kho tàng ở trên trời; rồi, anh hãy đến và đi theo tôi.”

Từ nay trở đi, điều quan trọng không phải là lề luật, mà là chính Chúa Giêsu. Phải đi theo chính ngài. Thế nhưng, người ta không thể bước đi theo ngài mà lại cồng kềnh với những thứ hành lý nặng nề.

Thế nhưng, anh ta là một người thiếu can đảm. Anh ta gắn bó với những của cải lớn lao của anh ta. Anh ta yêu thích những gì mà sự giàu có của anh có thể mang lại cho anh ta.

Nghe câu chuyện này, có thể chúng ta tự nhủ rằng, nó không thực sự liên can gì đến chúng ta, bởi vì phần đông trong chúng ta không có nhiều của cải: chắc chắn không có nhiều như con người đang được nói đến trong Phúc Am ! Điều đó rất đúng. Thế nhưng mặc dù vậy, sứ điệp không được để qua một bên một cách mau chóng. Bởi vì, điều cần phải hiểu rõ ràng, chính là Chúa Giêsu kêu gọi trước hết và trên hết đi đến sự từ bỏ. Đối với người giàu có, cơ hội vượt lên, chính là tách rời khỏi những tài sản quá lớn của anh ta. Còn đối với những người khác, đó có thể là một điều khác, một việc khác. Không có gì quan trọng. Điều quan trọng là vượt qua chính mình, mỗi người một cách, mỗi người trong lãnh vực thích hợp với chính mình.

Chúng ta hãy hiểu rõ, nơi Chúa Giêsu có một khao khát rất mạnh mẽ luôn luôn lôi cuốn chúng ta ra phía trước, cao hơn, xa hơn, tốt đẹp hơn. Chúa Giêsu nhìn thấy chúng ta quan trọng; quan trọng hơn là chúng ta nhìn thấy chúng ta.

Như thế, đây là lúc thích hợp để, hôm nay, chúng ta dừng lại một chút, để tự hỏi chúng ta được mời gọi vượt qua ở điểm nào. Cơn cám dỗ dừng lại thì rất lớn, tự nói với mình là chúng ta đã làm đủ rồi, chúng ta đã đi khá xa rồi. Cơn cám dỗ cũng rất lớn khi nghĩ rằng, điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta thì ở ngoài sức lực của chúng ta. Điều đó có chắc chắn không ?- Thử hỏi chúng ta có quên sự thật này không, đó là “ điều đối với con người là không có thể, nhưng là có thể đối với Thiên Chúa” ?-

Lời Chúa vừa được công bố cho chúng ta có thể biến đổi chúng ta. Nó có thể tạo cho chúng ta một con tim luôn luôn giống con tim của Thiên Chúa và của Đức Kitô hơn nữa. Chúng ta có muốn điều đó xảy ra không ?- Chúng ta có chấp nhận vượt qua chính mình không ?- Chúng ta có dám nài xin ơn Chúa để thực hiện điều đó không ?-

Đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời, với một sự trung thực của tâm hồn chúng ta.Bài trích thư gởi tín hữu Do Thái mà chúng ta vừa nghe có một cái gì đó rất đáng quan tâm chú ý về Lời Chúa, bởi vì, mỗi ngày chúa nhật, chúng ta cùng họp mặt nơi đây để lắng nghe và suy ngẫm Lời Chúa. Đoạn trích này nói cho chúng ta biết, Lời này có một hiệu quả rất đáng ngạc nhiên. “ Lời của Thiên Chúa thì sống động, đầy năng lực và sắt bén hơn một chiếc gươm có hai lưỡi sắt bén; nó thấm nhập vào tận thẳm sâu tâm hồn..; nó phán đoán những ý định và những tư tưởng của tâm hồn.” Như thế, Lời của Thiên Chúa đến làm đảo lộn chúng ta, chất vấn chúng ta một cách mạnh mẽ. Nó là một sức mạnh làm biến đổi.

Khi nghe những lời này, có thể chúng ta nghĩ rằng, những lời này hơi quá đáng, bởi vì kinh nghiệm cuộc sống chứng minh cho chúng ta điều đó; Lời Chúa rất hiếm khi có một hiệu quả lớn lao trên chúng ta. Thậm chí rất thường khi không thấy một hiệu quả nào.

Điều đó là rất thật. Thế nhưng, nếu xảy ra như thế, thì đó không phải là do sự yếu kém của Lời Chúa. Đúng hơn là vì chúng ta, rất nhiều lần, chúng ta đón nhận Lời Chúa bằng một những tai không chú ý, và chúng ta không để nó thực hiện công việc của nó trong chúng ta. Chúng ta sở hữu cái quyền lực này, một quyền lực gây ngạc nhiên, là ngăn cản việc làm của Lời Chúa trong chúng ta.

Nói như thế, chúng ta hãy nhìn xem, làm thế nào Tin Mừng hôm nay có thể gặp gỡ chúng ta và chất vấn chúng ta.

Con người nói chuyện với Chúa Giêsu là môt người rất tử tế, trung hậu. Từ khi còn niên thiếu, anh ta đã trung thành tuân giữ tất cả lề luật. Không ai trách cứ anh ta điều gì, ngay cả chính Chúa Giêsu. Thế nhưng, chắc chắn nơi con người này có một nỗi khao khát tiến xa hơn nữa, làm nhiều hơn nữa. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu thán phục và là điều làm cho Chúa Giêsu ngưỡng mộ ( “ Chúa Giêsu bắt đầu yêu mến anh ta” ); và chính vì lý do đó mà Chúa Giêsu đề nghị với anh ta một con đường cho phép anh ta thực hiện một bước nhảy xa hơn tiến lên phía trước.

Ơ đây Chúa Giêsu thật sự đòi hỏi. Ngài đòi hỏi nhiều hơn nữa, nhiều hơn những gì mà lề luật cũ đòi hỏi. Chính là vì ngài muốn thiết lập một thế giới mới; ở đó lý tưởng không phải là tuân theo lề luật, cho dù nó có đẹp đẽ, đúng đắn và thẳng thắn đến mấy đi nữa, mà là trở nên hoàn hảo như Thiên Chúa Cha là Đấng hoàn hảo. Như thế là lời kêu gọi vượt lên lớn lao: “ Anh hãy đi, hãy bán tất cả những gì anh có, trao ban cho người nghèo và anh sẽ có một kho tàng ở trên trời; rồi, anh hãy đến và đi theo tôi.”

Từ nay trở đi, điều quan trọng không phải là lề luật, mà là chính Chúa Giêsu. Phải đi theo chính ngài. Thế nhưng, người ta không thể bước đi theo ngài mà lại cồng kềnh với những thứ hành lý nặng nề.

Thế nhưng, anh ta là một người thiếu can đảm. Anh ta gắn bó với những của cải lớn lao của anh ta. Anh ta yêu thích những gì mà sự giàu có của anh có thể mang lại cho anh ta.

Nghe câu chuyện này, có thể chúng ta tự nhủ rằng, nó không thực sự liên can gì đến chúng ta, bởi vì phần đông trong chúng ta không có nhiều của cải: chắc chắn không có nhiều như con người đang được nói đến trong Phúc Am ! Điều đó rất đúng. Thế nhưng mặc dù vậy, sứ điệp không được để qua một bên một cách mau chóng. Bởi vì, điều cần phải hiểu rõ ràng, chính là Chúa Giêsu kêu gọi trước hết và trên hết đi đến sự từ bỏ. Đối với người giàu có, cơ hội vượt lên, chính là tách rời khỏi những tài sản quá lớn của anh ta. Còn đối với những người khác, đó có thể là một điều khác, một việc khác. Không có gì quan trọng. Điều quan trọng là vượt qua chính mình, mỗi người một cách, mỗi người trong lãnh vực thích hợp với chính mình.

Chúng ta hãy hiểu rõ, nơi Chúa Giêsu có một khao khát rất mạnh mẽ luôn luôn lôi cuốn chúng ta ra phía trước, cao hơn, xa hơn, tốt đẹp hơn. Chúa Giêsu nhìn thấy chúng ta quan trọng; quan trọng hơn là chúng ta nhìn thấy chúng ta.

Như thế, đây là lúc thích hợp để, hôm nay, chúng ta dừng lại một chút, để tự hỏi chúng ta được mời gọi vượt qua ở điểm nào. Cơn cám dỗ dừng lại thì rất lớn, tự nói với mình là chúng ta đã làm đủ rồi, chúng ta đã đi khá xa rồi. Cơn cám dỗ cũng rất lớn khi nghĩ rằng, điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta thì ở ngoài sức lực của chúng ta. Điều đó có chắc chắn không ?- Thử hỏi chúng ta có quên sự thật này không, đó là “ điều đối với con người là không có thể, nhưng là có thể đối với Thiên Chúa” ?-

Lời Chúa vừa được công bố cho chúng ta có thể biến đổi chúng ta. Nó có thể tạo cho chúng ta một con tim luôn luôn giống con tim của Thiên Chúa và của Đức Kitô hơn nữa. Chúng ta có muốn điều đó xảy ra không ?- Chúng ta có chấp nhận vượt qua chính mình không ?- Chúng ta có dám nài xin ơn Chúa để thực hiện điều đó không ?-

Đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời, với một sự trung thực của tâm hồn chúng ta.

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com