Vào cuối một ngày dài, chúng ta có thể chờ đợi Đức Kitô mời các môn đệ của mình nghỉ ngơi. Đàng này, ngài đề nghị các ông đi sang bờ bên kia. Một nỗ lực thêm phải làm trước khi có thể nghỉ ngơi một vài giờ.
Có thể nhìn ra nơi đó một thực hành thường xuyên của Chúa Giêsu. Ngài không ngừng mời gọi các ông đi xa hơn nữa, cao hơn nữa. Ngài luôn luôn lô cuốn những người thân ra phía trước; một cách không mệt mỏi, ngài đề nghị các ông những chương trình mới, những thách thức mới. Đi từ bờ này sang bờ khác, đó là một chiều kích của cuộc đời chúng ta và cuộc đời của Giáo Hội. Ở tại chỗ không phải là “ kitô giáo” cho lắm.
Cơn bão táp. Cuộc vượt qua phải được báo là trong sáng và đẹp đẽ. Sau đó, bỗng chốc, cơn bão đến. Rất mạnh, còn hơn thế nữa. Các môn đệ sợ hãi. Các ông quay về phía Đức Kitô. “ Tại sao ngài lại ngủ ?- Tại sao ngài không thức dậy, và tại sao không kéo chúng ta khỏi hoàn cảnh rắc rối mà ngài đã đặt chúng ta vào ?-“
Đó cũng là câu hỏi mà chúng ta đặt ra và Giáo Hội đặt ra giữa những khó khăn đang diễn ra. Tại sao Thiên Chúa không hiện ra hơn nữa, và rõ ràng, hiển nhiên hơn nữa ?- Tại sao ngài không nói to hơn nữa ?- Tại sao ngài có vẻ như là ngài không có mặt ở đó, trong khi mà chúng ta cần đến ngài biết bao ?-
Ngài có mặt ở đó. Chúng ta rất khó mà làm quen với cái cách mà Thiên Chúa hiện diện ở giữa chúng ta, và cùng đi với chúng ta. Chúng ta mong ước một sự hiện diện cảm nghiệm được của ngài. Chúng ta thích chạm đến ngài, lắng nghe ngài nói, chuyện vãn với ngài, như chúng ta vẫn thực hiện với một người bạn thân.
Sẽ không bao giờ như thế. Luôn luôn có sự khác biệt của đức tin làm cho chúng ta biết là ngài vẫn ở đó mà chúng ta không nhận biết, mà chúng ta không nhìn thấy ngài bằng chính đôi mắt của chúng ta, mà chúng ta không chạm đến ngài bằng tay của chúng ta, mà chúng ta không nghe ngài nói bắng đôi tai của chúng ta. Thế nhưng ngài vẫn có mật ở đó: đó chính là sứ điệp của đoạn Tin Mừng. Và rất thường khi sau khi xảy ra, trong cái nhìn đức tin, chúng ta có thể nhận ra rằng, ở ngay giữa cơn bão táp, ngài vẫn ở đó, với chúng ta.
Chúa Giêsu nói: “ Làm thế nào mà anh em không có đức tin ?-“. Lời trách móc có phải hơi nghiêm khắc hay không ?- Thử hỏi các môn đệ không có lý để kêu cứu nơi người mà các ông tin cậy hay sao ?- Chắc chắn. Thế nhưng, Chúa Giêsu tha thiết vào việc là, những con người này biết rằng ngài hiện diện, ngay cả khi ngài không hiện ra. Ngài có lý để nhấn mạnh, bởi vì chúng ta thường thiếu đức tin.
Ích lợi của cơn bão táp. Sau cùng, cơn bão này đã giúp đỡ các tông đồ. Cơn bão làm cho các ông hiểu hơn một chút là, các ông không bao giờ ở một mình. Dường như nó giúp các ông lớn lên trong đức tin.
Chúng ta có khuynh hướng xét đoán các cơn bão táp một cách rất tiêu cực. Tự nhiên chúng ta không nhìn thấy rằng, chúng là những cơ hội phát triển và làm mới lại. Dưới cái nhìn này, chúng lại rất cần cho cuộc sống: cho cuộc sống nhân loại trước hết, đồng thời cũng cho đời sống đức tin. Làm thế nào trở nên trưởng thành mà không chịu đựng những cú khó khăn, thử thách của cuộc đời ?- Làm thế nào có thể tiến bộ mà không đọ sức với các đối thủ và không giải quyết những thách thức ?- Làm thế nào sống liên lỉ và luôn luôn sâu sắc hơn với Đức Kitô mà không vượt qua cái lò “ tinh luyện vượt qua ?-“
Kêu cứu, cầu nguyện và tạ ơn. Từ bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể rút ra ba bài học:
1- Chúng ta không có gì phải ngại để kêu gọi Đức Kitô ở giữa cơn thử thách và thậm chí kêu lên với ngài một cách mãnh liệt. Đó là tính cách nhân loại. Các tông đồ đã làm điều đó.
2- Thế nhưng, còn quan trọng hơn. Cần phải van nài ơn phúc để không hoài nghi về sự hiện diện của Chúa bên cạnh chúng ta trong tất cả mọi tình huống, hoàn cảnh. Xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta khỏi một sự hoài nghi như thế.
Sau cùng là tạ ơn vì sự hiện diện nhiệm mầu của Đấng Phục Sinh ở giữa lòng cuộc đời của chúng ta, và cách đặc biệt, ở giữa những cơn bão táp của chúng ta. Khi cơn thử thách đè nặng trên chúng ta và làm chúng ta hoảng sợ, khi sự hoài nghi gậm nhấm chúng ta, khi tất cả đều là đen tối, và niềm hy vọng của chúng ta chao đảo, chớ gì chúng ta có thể nói: Lạy Chúa, con không nhìn thấy Chúa, con đau khổ vì sự thinh lặng của ngài; thế nhưng, con biết rằng, ngài vẫn ở gần bên con. Cám ơn về sự hiện diện của ngài”