Thứ Năm, 04 Tháng Sáu, 2015 00:00
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô B ( Mc 14, 12-16, 22-26 )

Trong bí tích Thánh Thể, máu thánh Chúa Giêsu đã đổ ra được tái diễn để tiếp tục lễ hy sinh và ban ơn cứu độ cho muôn người. Từ ngàn xưa, máu huyết bày tỏ biểu tượng của Giao ước với Thiên Chúa. Máu của các con vật ở núi Sinai; máu của Chúa Kitô tự hiến trong bữa tiệc ly và trên thập giá, như là dấu chỉ của Giao Ước mới.

Lãnh nhận máu thánh của Đức Kitô có rất nhiều ý nghĩa sâu đậm..

Trước hết, rước lễ là đón nhận sự sống. Kinh Thánh đã viết: “ Máu, chính là sự sống” ( Gn 9,5 ). Không có một sự hiểu biết chính xác về vai trò của máu trong thân xác con vật hay của con người, những người đương thời với Abraham, Môisen và Chúa Giêsu cũng biết rằng, sự mất máu dẫn đưa đến sự chết. Đổ máu ra, chính là đưa đến cái chết. Ngày nay chúng ta cũng biết rằng là, một dòng máu bị nhiễm bệnh có thể đưa đến kết quả tàn khốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, hiến máu cũng có thể cứu được nhiều mạng sống.

Chúa Giêsu đã muốn rằng, máu của ngài đổ ra cho chúng ta sẽ là nguồn mạch sự sống đời đời. “ Nếu anh em không uống máu Thầy, anh em sẽ không có sự sống trong anh em” ( Ga 6 ). Rước lễ, chính là lãnh nhận một “dòng máu mới”, máu của Đấng Phục sinh, để chữa lành, để được tinh luyện và để được cứu thoát. Còn hơn thế nữa, lãnh nhận máu Chúa Kitô, chính là hiệp nhất với “Đấng Hiến Máu Toàn Diện”.

Trong bí tích Thánh Thể, một sự chuyển máu thực sự và thần thiêng được thực hiện trong chúng ta, nếu chúng ta rước lễ thực sự: máu của sự mỏng dòn và của tính ích kỷ của chúng ta đón nhận một nguồn năng lực mới. “Chúa Giêsu đã trao hiến mạng sống cho chúng ta; chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng phải trao hiến mạng sống chúng ta cho anh em” ( 1 Ga 3 ). Rước lễ là thề hứa làm cho người khác sống trong thân xác và tinh thần của họ, bằng chính ơn huệ mà chúng ta đã lãnh nhận từ Đức Kitô, ơn huệ đã biến đổi chúng ta.

Thứ đến, rước lễ là phản kháng lại bạo lực. Chúng ta đừng quên rằng, máu cũng là biểu tượng của bạo lực: báo chí vẫn thường lên trang nhất những vụ bạo lực khắp nơi trên thế giới. Kinh Thánh đứng lên chống lại bạo lực sát nhân và khuyến khích con người đừng làm đổ máu người khác: “ từ máu của các ngươi, là sự sống riêng của các ngươi, Ta sẽ đòi tính sổ…” ( Gn 9 ).

Máu của Đức Kitô mà chúng ta rước lấy, đã đổ ra do bạo lực của con người; người ta đã giết Vị Sứ Giả Tình Yêu mà lời giảng dạy của ngài đã quấy rầy họ. Thế nhưng, lễ hy sinh của Chúa Giêsu lại là một chiến thắng chống lại sự hận thù và những bản năng khát máu trong con tim con người. Thánh Phaolô đã viết: “ Trong da thịt ngài, ngài đã triệt hạ bức tường của sự chia rẽ: sự hận thù” ( Ep 2 ).

Khi rước lễ, chúng ta đón nhận dòng máu “ đã đổ ra cho nhiều người”. Rước lấy máu thánh của Chúa đưa dẫn chúng lên cao, chống lại tất cả các dòng máu đã đổ ra trên mặt đất vi chiến tranh, sát nhân hay bất công; điều đó buộc chúng xua đuổi ra khỏi con tim và cuộc sống chúng ta tất cả những gì có thể giết chết, làm thương tổn, làm chảy máu, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, một người anh chị em trong gia đình nhân loại chúng ta.

Tuy nhiên, nếu cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại bạo lực, tra tấn và bất công mà anh em chúng ta phải chịu đựng, có làm chúng ta đau khổ và chảy máu một chút, thì chúng ta cũng đừng ngạc nhiên.

Sau cùng, rước lễ là dấn thân vào tình liên đới. Người ta nói về “ tiếng kêu của máu” và những “ mối dây liên hệ máu mủ” để diễn tả tình bà con và tinh thần gia đình. Một vài bộ tộc có một nghi thức dành riêng để làm cho hai người trở thành “ anh em chung dòng máu”, uống máu ăn thề: bấy giờ họ trở thành anh em trung thành cho đến trọn đời.

Còn mạnh hơn thế nữa, bí tích Thánh Thể nối kết chúng ta vào Chúa Kitô một cách mật thiết, bằng một mối liên hệ sống động thường xuyên, bởi vì bí tích này gieo vào trong chúng ta sự sống thần thiêng của riêng ngài cho đến đời đời. Chúng ta sống nhờ ngài và bởi ngài. Chúng ta là anh em của ngài; trong ngài và nhờ ngài, chúng ta gọi là “Cha chúng con”. Về đểm này, vì liên đới với Chúa, chúng ta không thể thờ ơ với những người mà ngài đã không xấu hổ gọi là anh em của ngài ( Dt 2 ), đến nỗi ngài khẳng định: “ điều gì anh em làm cho một trong những kẻ bé mọn là anh em Ta, là anh em làm cho chính Ta” ( Mt 25 ).

Rước lễ như thế đòi chúng ta trở thành “ anh em chung” và liên đới với những người đau khổ: “ Nếu ai có của cải trần gian và nhìn thấy anh em mình đang trong cảnh túng quẩn, mà không có lòng thương cảm, thì tình yêu Thiên Chúa làm thế nào ở trong người đó cho được ?-“ ( 1 Ga 3 ).

Trong ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta hãy làm mới lại niềm tin của chúng ta trong sự kỳ diệu mà chúng ta cử hành. Ý thức hơn về cường độ và tầm quan trọng của việc kết hợp chúng ta với Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể lặp lời cầu nguyện của linh mục trước khi rước lễ: “ Xin cho Mình và Máu Thánh Chúa giải thoát con khỏi mọi sự dũ, và đừng bao giờ làm con xa lìa Chúa”.

 

(Suy niệm của Noel Quesson)

Năm 1263, một linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ ở nhà thờ kính Thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên, linh mục thấy Mình Thnh khơng cịn l hình bánh, mà đ biến thnh Thịt v Mu thực. Những giọt mu loang ra thấm ướt tấm khăn Thánh trên bàn thờ. Linh mục vội gấp khăn lại, nhưng gấp tới đâu, máu thấm ra tới đó, máu thấm qua 25 lần vải. Vị linh mục vừa cảm động vừa sợ hi đến mức không tiếp tục Thánh Lễ được.

Ngài tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và kể lại sự kiện ấy. Đức Giáo Hoàng sai một Giám Mục đến rước Mình Thnh cng tấm khăn đẫm máu về Tịa Thnh đặt ở nhà thờ chánh tịa cho gio dn thờ kính. Năm sau, (1264) vào ngày mồng 8 tháng 9, Người ra sắc dụ lập lễ kính Thánh Thể trong toàn Giáo Hội như chúng ta mừng kính hôm nay.

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com