Đối với chúng ta, dường như tông đồ Tôma mang một dáng dấp gì đó có vẻ dễ thương, phù hợp với chúng ta. Bởi vì, ông có một thái độ rất giống với chúng ta. Một tinh thần thực nghiệm, cụ thể, không muốn để ai đánh lừa mình. Trái lại, muốn kiểm chứng tất cả.
Tuy nhiên, cũng phải nhận rằng, chỉ tin nơi chính mình, mà không đếm xỉa gì đến những kinh nghiệm của người khác, thì cũng là hơi quá đáng. Các tông đồ khác bảo đảm với ông là, họ đã nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh. Nhưng ông thì cứ giữ vững lập trường theo lý lẽ thông thường:” Nếu tôi không thấy… Nếu tôi không chạm đến… thì tôi sẽ không tin “.
Một chi tiết rất thú vị đáng đươc để ý. Đó là trước thái độ cứng lòng tin của Tôma, Chúa Giêsu đã có thể hiện ra ngay tức khắc, ngay khi ông tỏ ra nghi ngờ, để trấn an, để làm chứng. Thế mà ngài đã chờ đến tám ngày sau. Rõ ràng là, mặc dù đã sống lại, dường như Chúa Giêsu vẫn giữ một chút hóm hĩnh nào đó, có tính cách sư phạm. Ngài đã để cho Tôma có vẻ có lý trong một tuần lễ. Rồi sau đó, chúng ta có thể hình dung những lời ngài nói với Tôma như sau:” Con thân mến, con cho là Thầy đã chết, và vắng mặt khi con nói với các bạn về sự không tin của con. Nhưng Thầy vẫn ở đó, vẫn có mặt trong cuộc trò chuyện đó, dù con không thấy. Con xem đó, Thầy không cần con phải nói với Thầy về sự hoài nghi của con, cũng không cần các bạn con nhắc lại với Thầy điều đó. Thầy đã nghe thấy khi con thốt ra những lời đó. Tuy nhiên, Thầy đã không tỏ mình ra ngay lúc đó. Nào, bầy giờ thì… con hãy xỏ ngón tay vào đây, và hãy xem tay Thầy. Hãy đưa bàn tay con ra, và xỏ vào cạnh sườn Thầy. Chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”.
Mặc dù bản văn Phúc Am không kể ra, nhưng chúng ta có cảm tưởng là, Tôma đã không chạm đến Chúa. Ong đã không xỏ ngón tay để kiểm chứng. Nhưng ông đã sụp xuống dưới chân Chúa. Ong đã chìm ngập trong tình yêu và đầy lòng trông cậy, khi tuyên xưng:” Lạy Chúa tôi. Lạy Thiên Chúa của tôi”. Đó quả thực là một lời tuyên xưng của một người tín hữu, của một người đã xác tín là, ngay cả khi con người không trông thấy, Chúa Giêsu vẫn hiện diện. Ngài hằng sống và luôn hiện diện, ngay cả trong những giờ phút hoài nghi. Những hoài nghi thực ra chỉ làm nỗi bật sự hiện diện của Chúa mà thôi.
Sau đó, khi tuyên bố, phúc cho những ai không thấy mà tin, Chúa Giêsu muốn khẳng định, có những thực tại siêu việt, cách riêng là sự hiện diện của Thiên Chúa, kể cả sự hiện hữu của tình yêu nhân loại… là rất thực, dù giác quan không cảm nhận được. Chỉ có đức tin mới có thể giúp chúng ta nhận thấy mà thôi. Ở đây, cái mà Tôma không thấy, chính là sự hiện diện của Chúa. Dù không trông thấy, nhưng Chúa Giêsu vẫn hiện diện. Ai tin điều đó, thì thật là có phúc. Đó cũng chính là một trong những đặc tính chính yếu để phân biệt người tin với kẻ không tin.
** Điều đó cũng rất đúng cho chúng ta. Trong thánh lễ, khi linh mục nâng bánh thánh lên, chúng ta có thói quen tuyên xưng đức tin, thầm thỉ:” Lạy Chúa tôi. Lạy Thiên Chúa của tôi”, trước khi sấp mình thờ lạy Đấng vô hình. Nhưng chúng ta còn cần phải đi xa hơn nữa, còn cần phải xác tín rằng, Chúa Giêsu luôn hiện diện trong tất cả cuộc sống đời thường của chúng ta: trong nhà, ngoài đường phố, trong khu xóm, ngoài đồng ruộng, nơi chúng ta làm việc… Ngài luôn luôn có mặt. Ngài luôn luôn hành động. Ngài luôn luôn trao ban ơn lành, để giúp chúng ta được hạnh phúc đích thực. Chỉ có điều là, chúng ta có tin và nhận ra ngài hay không mà thôi.
Một Thí Nghiệm.
Đứng trước một người bị bịt mắt, chúng ta đặt một chiếc “xô”, và hỏi: Chiếc “xô” này có đựng nước hay không ?- Để trả lời mà không phải cởi bỏ khăn bịt mắt ra, làm thế nào người đó có thể đóan ra ?-
Có nhiều cách trả lời, nhưng tựu trung vào ba cách sau đây:
- Cách thứ nhất, đến thẳng chiếc xô và thò tay vào, xem trong đó có nước hay không ?- Cách này được gọi là kinh nghiệm, bởi vì trực tiếp dùng giác quan kiểm chứng.
- Cách thứ hai là thả vào đó một vật gì đó, chẳng hạn một viên bi. Vật ấy sẽ chạm vào đáy xô, nếu phát lên âm thanh vang và to, thì sẽ biết ngay cái xô ấy rỗng; nếu viên bi đó va chạm, tạo nên âm thanh khác, hoặc có những hạt nước bắn tung tóe, chúng ta sẽ biết xô ấy có nước. Cách này được gọi là lý luận.
- Cách thứ ba để xem chiếc xô ấy có nước hay không, là hỏi thăm người nào đang ở đó mà không bị bịt mắt. Đây là cách biết do tin vào người khác. Đó là tri thức có được do Niềm Tin.
Kinh nghiệm - Lý luận và Tin tưởng, đó là ba cách thức để biết ở đời này.
Thử hỏi, trong ba cách để biết nói trên, cách nào giúp chúng ta biết được nhiều hơn cả ?-
Câu trả lời chắc chắn là do niềm tin, do sự tin tưởng nơi người khác. Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết chúng ta biết điều này điều kia là do chúng ta tin vào những gì người khác nói với chúng ta. Theo những nhà chuyên môn ước lượng thì có đến 80% những kiến thức của chúng ta trong cuộc sống là do tin tưởng vào người khác mà có.
Điều đó rất đúng trong cuộc sống đời thương. Và càng đúng hơn trong đời sống tôn giáo. Phần lớn tri thức tôn giáo mà chúng ta có là do chúng ta tin vào những gì Kinh Thánh kể lại, tức là do niềm tin.
Vào năm 2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đ chọn Cha Nhật II Phục Sinh l Cha Nhật Tình Cha Thương Xót” (cũng như Chúa Nhật IV Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành).
Trước hết, chúng ta hy luơn dng lời tạ ơn Chúa đ thương xót chúng ta và cho chúng ta là những người được diễm phúc “không thấy mà tin”. Chúng ta cũng xin Chúa thương cho đức tin của chúng ta, qua muôn gian truân thử thách, luôn cháy sáng để chiếu soi cho mọi người chung quanh. Xin Chúa cho chúng ta biết noi gương Tình Thương Xót của Chúa để biết yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khó, những người bệnh hoạn, những người đang gặp những khổ đau trong cuộc sống.