Thử hỏi ai trong chúng ta không nhớ cái ngày được trao ban cho một trách nhiệm mới và đã bắt đầu thực hiện trách nhiệm đó ?-
Nhóm Mười Hai chắc chắn không bao giờ quên cái ngày mà, lần đầu tiên, Chúa Giêsu yêu cầu các ông ra đi loan báo Tin Mừng. Cho tới lúc bấy giờ, các ông đã tháp tùng Thầy của các ông, trong khi được đào tạo với sự tiếp xúc với ngài. Thời điểm đã đến đối với các ông để tiếp tục công việc của ngài.
Phúc Am hôm nay kể lại sự ra đi cho sứ mạng của những con người sẽ trở thành mười hai tông đồ, nghĩa là “ những người được sai đi”. Chúa Giêsu trao ban cho các ông những lời dặn dò.
Chúa Giêsu bắt đầu chuyển giao sự tiếp tục công việc. Chúa Giêsu tin cậy nơi các tông đồ của ngài. Tuy nhiên, các ông không phải là những con người phi thường. Họ đến với ngài từ cuộc sống đơn giản của các ngư phủ, các nông dân hay là các công chức. Đức tin của các ông còn yếu ớt, mỏng mảnh, nhất là trong Cuộc Thương Khó.
Tuy nhiên, Thầy Chí Thánh bắt đầu ủy thác cho các ông trách nhiệm của Tin Mừng, và không có chuyện nửa vời như những người thợ không chuyên môn không có sáng kiến. Ngài trao ban trong tay các ông quyền giảng dạy, chữa lành những bệnh tật và xua trừ ma quỷ. Ngài đặt trên các ông nền tảng của Giáo Hội của ngài. Ngài ủy thác cho các ông tương lai của Giáo Hội.
Biết trao quyền. Cái quyết định này của Chúa Giêsu là mẫu mực cho những ai được trao cho một sứ mạng điều hành và cho những ai phải biết trao quyền và tin cậy, tín nhiệm.
Những người có trách nhiệm trong Giáo Hội, các linh mục hay giáo dân đôi khi bị cám dỗ làm cho công việc của họ trở thành “khu vực săn bắn được bảo vệ” riêng của mình, làm như họ là sở hữu chủ độc quyền, hay coi như họ là những người cần thiết, không thể thiếu. Điều đó cũng đúng trong các tổ chức, các hiệp hội và những nhóm bác ái. Một ông chủ không trao một chút quyền nào hết cho các nhân viên bán rẻ cho hiện tại và tương lai của xí nghiệp.
Tín nhiệm một người nào đó, chính là cho phép anh ta tự bày tỏ chính mình, vượt qua chính mình, trao ban những gì tốt nhất của anh ta. Đó cũng là bảo đảm một hiệu quả lớn lao nhất.
Sự sai các môn đệ ra đi từng hai người một không phải là một chi tiết phụ thuộc. Mục đích không chỉ là nâng đỡ nhau. Chúa Giêsu sai các ông đi “ từng hai người” để trao ban trọng lượng cho chứng từ của các ông. Thực vậy, vào thời kinh thánh và Phúc âm, chỉ lời nói ăn khớp của hai nhân chứng thì mới có giá trị.
Loan báo Tin Mừng cần đòi hỏi sự giúp đỡ và bảo đảm của một cộng đoàn xác nhận và xác thực hóa sứ điệp. Hành động riêng lẻ, làm chứng một công việc cá nhân chỉ đạt đến những kết quả yếu kém, mà lại không bền. Chúa sai đi từng hai người một để, đang khi rao giảng lòng bác ái, thì trước hết họ có thể thực hành lòng bác ái. Chứng từ mạnh mẽ nhất không phải là chứng từ của lòng bác ái đang được thực hiện, mà là chứng từ của tình yêu huynh đệ nối kết các tông đồ.
Một ê kíp thành công, không phải vì nó gồm có những cá nhân sáng giá, mà bởi vì nó được gắn bó và liên kết với nhau mật thiết. Hôm nay cũng như hôm qua, rất cần thiết phải thành lập nhóm trong sứ vụ kitô giáo. Thử hỏi chúng ta có chấp nhận cùng làm việc chung với nhau trong các giáo xứ và của chúng ta không ?-
Thành lập é kíp thì thật là đòi hỏi, nhưng hiệu quả của chứng từ phải có cái giá của nó. Chúng ta không phải những người chuyên đi quảng cáo, mà là những chứng nhân, nghĩa là những con người sống những điều minh nói và loan báo.
Các nhà truyền giáo ra đi “ nhẹ nhàng” hết sức có thể. Lời dặn dò của Chúa Giêsu là “ không mang gì theo khi đi đường”, chỉ trừ những gì cần thiết để di chuyển: “ một chiếc gậy và đôi dép”. Những gì còn lại, Chúa mời gọi chúng ta phó thác vào lòng quảng đại của những người đón tiếp.
Những lời này chắc chắn là diễn giải trong bối cảnh hiện tại, trong khi quan tâm đến văn hóa và hoàn cảnh của chúng ta. Thế nhưng, tinh thần của lời dặn dò này thì rất thật. Chúng ta phải tự do và giảm bớt sự cồng kềnh để tập trung tất cả mọi sức lực của chúng ta về những gì giải thoát những con người khỏi những “tà thần” hằng ám ảnh họ, và đem đến cho họ sự chữa lành thể lý và luân lý.
Cần phải có những vật liệu cho sứ mạng. Điều đó là chắc chắn. Thế nhưng, sự tỏa sáng của một giáo xứ, của một nhóm, của một phong trào kitô giáo không được đo lường bằng số các máy vi tính, máy in, hay những điện thoại di động. Những “ phương tiện nghèo hèn” có hiệu quả một cách đặc biệt là sự đón tiếp, phục vụ, lòng thương cảm, sự đơn sơ trong các mối liên hệ giữa con người với nhau, sự liên đới cụ thể, niềm vui… Kinh nghiệm cho thấy, những người thiện nguyện thực hiện một công việc một cách phi thường với những phương tiện nhỏ bé, đôi khi hầu như không có gì cả, nhưng với một khéo léo, sáng tạo và vô vị lợi vô biên.
Chúa Giêsu cảnh báo mười hai sứ giả đầu tiên. Công bố một lời kêu gọi sự trở lại không còn là một nhiệm vụ dễ dàng. Đôi khi các ông bị tiếp đón tệ bạc và xua đuổi. Tiên tri Amos đã có kinh nghiệm. Không nản lòng, không tìm cách tập họp với bất cứ giá nào, các ông sẽ phải “ ra đi nơi khác”, xa hơn, đến với gương mặt khác và các tâm hồn khác. Các ông sẽ không bao giờ mệt mỏi “ trình bày đức tin” với một sự chắc chắn có thể gây ra những nguy cơ. Tiên tri Amos, người chăn chiên trở thành tiên tri: “ Thiên Chúa đã bắt cóc tôi.. và chính ngài đã bảo tôi: hãy ra đi !” Sứ mạng này không phải là một sáng kiến của bản thân, nó là một sự chọn lựa của Thiên Chúa.
Sự xác tín làm kinh ngạc này của thánh Phaolô là nguồn chứng từ vui tươi và giải thoát. Mặc dù có những khó khăn nội tại cho chứng từ kitô giáo trong các gia đình và các môi trường sống, chúng ta đừng bao giờ ngã lòng ! Hãy luôn luôn sẵn sàng cho tất cả những sự bắt đầu lại kiên nhẫn, mà không ép buộc sự gia nhập. Chúng ta đang phục vụ một Sứ Điệp mà hiệu quả của nó vượt qua các phương tiện của chúng ta.
“ Chúc Anh Chị Em ra đi bình an !” Bí tích Thánh Thể hôm nay sai chúng ta ra đi thực hiện sứ mạng cao quý được trao phó