Thứ Năm, 15 Tháng Tám, 2019 00:00
Chúa nhật XX Quanh năm C ( Lc 12, 49-53 )

“ Các con nghĩ rằng Thầy đã đến đem bình an cho trong thế gian sao ?-“. Với câu hỏi này, thử hỏi có ai dám ngần ngại trả đúng không ?- Không có ai cả; và điều đó đối với chúng ta có vẻ như hiển nhiên và bình thường. Thế nhưng, Chúa Giêsu trả lời: “ Không, nhưng đúng hơn là chia rẽ.” Và chúng ta ngạc nhiên. Lời này đối với chúng ta có vẻ như là không có vẻ công giáo… Điều đó không phải là không có lý do của nó.

Thử hỏi Chúa Giêsu đã không được các tiên tri giới thiệu như là vua hòa bình đó sao ?- Cũng chính Chúa Giêsu, buổi sáng sau khi sống lại, đã hiện ra với các tông đồ và nói với các ông rằng: “Bình an cho các con.” Cũng chính ngài cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Vậy làm thế nào mà ngài lại nói với chúng ta sự chia rẽ hơn là bình an ?- Làm thế nào cắt nghĩa những lời này ?

Bình an không thỏa hiệp. Chúa Giêsu rao giảng sự bình an và hiệp nhất, nhưng là một sự bình an không thỏa hiệp. Có bao nhiêu lần, vì muốn bình an mà ngài đã sống những hoàn cảnh chia cách với môi trường chung quanh của ngài. Chúng ta hãy nhớ lại lần mà ngài phải thoát thân để tránh khỏi bị ném đá. Đối với vấn đề ngày sabbat, ngài đã không ngại giữ những khoảng cách so với những người Biệt phái trong việc tuân giữ hình thức những truyền thống của họ, như: phải rửa tay trước khi, hay phải rửa những đồ đồng… trước khi sử dụng, nếu không muốn phạm ô uế. Ngài đã phản đối chống lại cách đối xử quá nệ luật đối với người phụ nữ ngoại tình.. Vâng, hòa bình, nhưng không phải với bất cứ giá nào.

Những lời này của Chúa Giêsu, dầu cho có làm chúng ta ngạc nhiên đến mấy đi nữa trong xã hội đa nguyên hiện tại, chắc chắn chúng ta có khả năng hiểu được chúng, bởi vì chúng ta đã từng trải qua biết bao hoàn cảnh xung đột như thế: xung đột giữa các dân tộc, xung đột giữa chủ nhân và công đoàn, xung đột giữa những người da trắng và da đen, xung đột giữa các thế hệ, xung đột giữa cha mẹ và con cái. Những xung đột này gây nên những tất cả mọi thứ chia rẽ, và làm đau khổ rất nhiều, nhất là trong các gia đình, bởi vì chúng được đặt nền trên những giá trị không chấp nhận thỏa hiệp.

Nguồn xung đột. “ Thầy đã đến đem lửa từ trời xuống mặt đất, và Thầy muốn cho ngọn lửa ngày bùng cháy biết bao.” Ở đó, Chúa Giêsu nói lên sự khao khát bình an của ngài. Ngọn lửa mà ngài nói với chúng ta, chính là ơn huệ Chúa Thánh Thần được trao ban cho cộng đoàn các tín hữu. Như  vậy điều quan trọng là lửa của Thiên Chúa, lửa đã đốt nóng lòng các môn đệ trên đường Emmaus khi họ nói chuyện với nhau trên đường đi. Ngọn lửa gởi trả chúng ta lại với những đòi hỏi triệt để của bí tích Rửa tội. Những đòi hỏi này, chính là những xác tín mạnh mẽ của chúng ta thúc đẩy chúng ta sẵn sàng trao hiến mạng sống. Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta. Ngài đã chết trên thập giá để bảo vệ chúng.

Rất nhiều người, rất muốn giống như Chúa Giêsu bênh vực sự bình an, đã không chấp nhận một thỏa hiệp nào cả, và ngọn lửa mà Chúa Giêsu nói đến, đã đưa họ đi đến cái chết. Có cả một thế giới vô danh, chết để bênh vực những giá trị Phúc âm, bằng sự trung tín với những đòi hỏi của bí tích Rửa tội. Một vài tên tuổi mà chúng ta biết đến: một Martin Luther King, một Đức Cha Roméo, để chỉ nêu tên những con người của công chúng.

Những xung đột của thế giới chúng ta. Thử hỏi ai có thể sống mà không có sự chia rẽ trong xã hội hiện tại của chúng ta, nếu người ấy muốn bênh vực những giá trị Phúc âm ?- Những điều mà thế gian đề nghị, mời mọc, khuyến dụ, thì mâu thuẫn với Phúc Âm biết bao ! Có phải đã từng xảy đến cho chúng ta trở nên trò cười cho người khác, bởi vì chúng ta đi lễ ngày chúa nhật đó sao ?- Có phải người ta đã không khinh dễ Anh Chị Em chúng ta vì những giá trị thâm sâu nhất, như là trung tín trong hôn nhân, lo lắng chia sẻ với người khác đó sao ?-

Điều có thể là thông dụng hơn, chính là những chia rẽ được gây nên trong các gia đình giữa cha mẹ và bạn bè. Thử hỏi có ai không biết một bà mẹ chồng đối nghịch với con dâu, bởi vì cô này hấp thụ một nền giáo dục kitô giáo khác với con của bà ?- Thử hỏi có ai không biết một bà mẹ bị thách thức chống lại con gái của mình về vấn đề phá thai ?- Có ai không biết những cha mẹ hoàn toàn bất đồng ý kiến với con cái về việc đi lễ ngày chúa nhật hay không ?- Những ví dụ này làm chúng ta hiểu rất rõ rằng, thường thường, chính những giá trị kitô giáo gây nên những chia rẽ. Chúng ta mong muốn hòa bình, nhưng chúng ta không thể thực hiện điều đó với bất cứ giá nào.

Những xung đột cứu độ. Sự xung đột, tự nó, không bao giờ mang đến ơn cứu độ. Sự xung đột không được sống vì chính nó, nhưng vì những giá trị mà nó bênh vực. Những xung đột đưa đến sự năng động tìm kiếm. Nó phải không được kết thúc bởi việc ca tụng những kẻ chiến thắng và hạ bệ những kẻ chiến bại, nhưng bằng một sự tiến bộ kết hợp về mái ấm tươi sáng của Phúc Âm.

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com