Các môn đệ thấy Chúa Giêsu cầu nguyện, nên đã xin ngài: Xin Thầy dạy chúng con cầu nguyện. Trong một vài lời đơn giản, Chúa Giêsu dạy các ông lời cầu nguyện của Kinh Lạy Cha trong một hình thức đơn giản nhất. Thế nhưng, chúng ta hãy đi xa hơn một chút khi Chúa Giêsu nói về lời cầu xin.
Câu chuyện rất xưa về Abraham kể lại. Abraham đã từng chứng kiến biết bao nhiêu tội ác mà dân Sodoma đã phạm. Abraham biết rằng, Thiên Chúa muốn hủy diệt thành phồ này. Thật vậy, những cư dân trong thành thuộc loại tội phạm rất nặng, và thực sự họ đáng tội chết. Chỉ có lòng khoan dung Thiên Chúa mới có thể cứu vớt họ. Chính vì thế mà Abraham thân thưa với Thiên Chúa trong một lời cầu xin khẩn thiết, nhắc đi nhắc lại cho đến nỗi làm cho sự kiên trì của Thiên Chúa mệt mỏi.
Cái lý luận thật đơn giản: không nên giết chết những người vô tội ở giữa những người tội lỗi, cho dù họ rất ít. Thực ra, ông không biết là ông có bao nhiêu người vô tội. Bấy giờ ông đặt ra giả thuyết, có thể là có năm mươi người, có thể là ít hơn nhiều. Và chúng ta thấy ông bắt đầu vào một cuộc tranh luật trả giá: từ năm mươi, ông sang bốn mươi lăm, rồi bốn mươi, ông xuống tới hai mươi. Sau cùng, ông dừng lại ở số mười. Ơ mỗi lần, Thiên Chúa để cho mình dịu lại, và hứa sẽ ban ơn cho thành. Sau cùng, chúng ta biết rằng, thành phố đã bị thiêu hủy; thế nhưng, điều đáng kể đối với chúng ta, không phải là tính chất lịch sử của câu chuyện, mà chính là cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và Abraham là một mẫu gương cho lời cầu nguyện tin tưởng và kiên trì.
Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi. Người ta có thể xem Thiên Chúa như là một đối tác mà người ta có thể bàn luận bằng vai như là trên một quày hàng ở chợ, mà kết quả của sự trao đổi hàng hóa được trả giá sau những cuộc tranh luận nhạt nhẻo hay không ?- Người ta có thể tranh luận với Thiên Chúa là một Đấng còn lâu chúng ta mới bằng vai với ngài hay không ?- Không, ngài là Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Năng. Chúng ta không được áp đặt ý muốn chúng ta lên Thiên Chúa: “ Xin cho thánh ý Cha được thực hiện”, ngài đã dạy chúng ta cầu nguyện như thế. Tuy nhiên, trong câu chuyện cũ kỹ này, có một bài học kỳ diệu về lời cầu nguyện như là một bước đi tin tưởng và kiên trì.
Chúng ta đã biết rằng, lòng tốt của Thiên Chúa thi vô cùng, cũng như lòng thương xót, sự tha thứ và sự kiên nhẫn của ngài. Chúng ta có thể xin ngài tất cả, với điều kiện phải thêm: xin đừng theo như ý con, nhưng theo thánh ý Cha mà thôi. Thực ra, Thiên Chúa có thể nghe thấy tất cả về phía chúng ta, con tim của ngài là con tim vừa của người cha, vừa của người mẹ, ngài biết rõ những nỗi khao khát của chúng ta, những nhu cầu, những đau khổ và bệnh hoạn của chúng ta. Ngài biết rõ hơn chúng ta những gì mà chúng ta cần, và ngài cũng biết rằng, con tim của chúng ta cần phải được thổ lộ, đôi khi kêu khổ, đau đớn và ngay cả kêu lên sự thất vọng của mình.
Trong một lễ an táng đau thuơng đặc biệt: hai người đã hứa hôn cùng bị chết trong một tai nạn xe gắn máy trước ngày cưới một ít lâu. Chỉ có một lễ nghi cho cả hai người bạn trẻ. Vị linh mục đã nói với các gia đình đang tan nát cõi lòng vì đau khổ rằng: Anh Chi Em đừng sợ phải kêu lên Thiên Chúa sự đau khổ của mình, ngay cả với sự bạo loạn và gây hấn, bởi vì Thiên Chúa có thể nghe thấy tất cả; nếu chúng ta không thể kêu lên Thiên Chúa để trút cho ngài nỗi khốn quẫn của chúng ta, ngay cả với một lời trách móc, thì thử hỏi chúng ta có thể làm chuyện đó với ai ?- Khi chúng ta tự hỏi: tại sao Thiện Chúa cho phép biết bao đau khổ như thế trên trần gian, chính là với chính Thiên Chúa mà chúng ta phải thân thưa, ngay cả khi chúng ta biết rằng, câu trả lời rõ ràng cần phải chờ đợi. Thế nhưng có một thánh vịnh nói rằng: “ Hãy trút gánh nặng của con lên Chúa, và ngài sẽ chăm sóc con” ( Ps 54 ).
Chúa Giêsu còn thêm: “ Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy…” Ngài không có nói là chúng ta sẽ nhận lấy đúng cái điều mà chúng ta cầu xin, cũng không phải là chúng ta sẽ thấy cái điều mà chúng ta tìm kiếm. Ngài luôn luôn hứa cho chúng ta những sự tốt đẹp nhất ( Mt 7,11 ), và ở đây, ngài hứa ban chính Thánh Thần cho những ai cầu xin ngài. Trong lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta có dám cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta Thánh Thần của ngài không ?-
Chúng ta hãy luôn luôn cầu nguyện không mệt mỏi. Xin Chúa đừng bao giờ bực mình về những gì mà chúng ta thân thưa với ngài. Và sau cùng, ngài biết rõ những nhu cầu của chúng ta hơn chúng ta và, cho dù chúng ta cầu xin ngài bất cứ điều gì, ngài sẽ lấp đầy chúng ta nhiều hơn tất cả những gì mà chúng ta hy vọng.
Hãy yêu mến, tin tưởng, cậy trông và phó thác cuộc đời chúng ta cho Chúa. Ngài là Thiên Chúa, và cũng là Cha của chúng ta.