Chớ gì ơn cứu độ lan đến tận cùng trái đất ! Với việc trưng dẫn tiên tri Isaia, Phaolô và Barnabê mở lời loan báo về Đấng Cứu Thế cho những người dân ngoại, ngay cả trước khi những người Do thái trở về ngài: những người Do thái ở Antiokia cũng vừa từ chối ngài qua vai trò của các ông. Ngày nay cũng vậy, việc trưng dẫn này “ định nghĩa” ơn gọi của những người được rửa tội. Thế nhưng, làm thế nào, vào thế kỷ XXI, giới thiệu “ ơn cứu độ này của Thiên Chúa” ?-
Loan báo “ ơn cứu độ của Thiên Chúa” hôm nay… Dĩ nhiên, đây là việc chuyển thông niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, sự xác tín là ngài đã sống lại: các Tông đồ đã làm việc đó và chúng ta cũng nghĩ đến nó một cách đương nhiên. Thế nhưng, đó cũng chính là trở thành nhân chứng tình yêu Thiên Chúa.
Trong thế giới hiện tại có thể đến với chúng ta gần như là ngay tức khắc qua Internet, chúng ta dường như càng ngày càng cắt đứt liên lạc với những người chòm xóm láng giềng. Bấy giờ, loan báo “ Ơn cứu độ của Thiên Chúa” lại chẳng phải là làm cho thế giới này nhân bản hơn, hay là “ nhân bản hóa” con người, theo hình ảnh mà Chúa Giêsu Kitô đã làm trong suốt cuộc đời của ngài hay sao ?-
Đối với chúng ta, sứ mạng này có thể là khó khăn hơn đối với các tông đồ, bởi vì theo bề ngoài, không có một sự loại bỏ nào buộc chúng ta đi ra khỏi cái vỏ bọc kitô hữu nhỏ bé của chúng ta, trong đó đôi khi chúng ta ngủ quên một cách rất thanh thản, cũng không đi đến việc công kích sự thờ ơ, dửng dưng hay vô tín ngưỡng.
Dĩ nhiên, cũng không phải là tán dương sự nhiệt tình trong đường phố, hay ở chỗ khác khinh thường tính cách thế tục. Tuy nhiên, vấn đề là, qua thái độ mang dấu ấn của sự kính trọng đối với những người chung quanh, cùng đi trên những con đường của loài người, bước theo Chúa chiên của chúng ta, Đức Giêsu Kitô, để lôi kéo theo chúng ta, những chứng nhân khác của Giao ước mới.
Những phạm vi gần gũi nhất… Nơi đầu tiên để việc phúc âm hóa-nhân bản hóa được thực hiện là gia đình. Tất cả mọi người chúng ta đều biết, ngay cả khi cha mẹ là những người công giáo siêng năng thường xuyên, thì việc chuyển thông đức tin không phải là luôn luôn rõ ràng. Trước mắt các con trẻ, việc mở rộng lòng ra với người khác, việc sẵn sàng đã là những dấu chỉ của ơn cứu độ. Rõ ràng là qua sự bắt chước, con cái chúng ta lại lặp lại những gì tốt đẹp nhất trong cách cư xử của chúng ta và như thế đã giữ gìn một chút nào đó đức tin của chúng ta đang khi trở thành những người trưởng thành thực sự.
Thứ đến là việc phúc âm hóa qua việc giảng dạy giáo lý ở các cấp. Đối với một số cha mẹ kitô giáo, những trường học công giáo xây dựng một sự chọn lựa lương tâm; thế nhưng ngày nay, chính xác như những người ghi tên con vào học những trường thế tục, thì họ buộc lòng phải trở nên những nhà truyền giáo đích thực với các con của họ: từ nay trở đi, không có nơi nào đức tin là điều tự nhiên cả, ngay cả trong những trường công giáo. Trong xã hội hiện tại, ơn cứu độ của Thiên Chúa đi qua những gương sáng và sự can đảm của chúng ta.
Cho đến toàn thế giới..Thế nhưng, ơn cứu độ này cũng được thực hiện ở trong việc nhân bản hóa toàn diện của xã hội và của sự vận hành xã hội. Chẳng hạn như ơn cứu độ có một sự liên hệ với công ăn việc làm, khi tình trạng bấp bênh, sự quá tải những bổn phận hay sự quấy rối luân lý càng ngày càng trở nên nặng nề hơn. Nó có một mối liên quan với sự từ chối cơn cám dỗ mỗi người chỉ lo cho chính mình để giữ vị trí của mình, hay với sự chấp nhận sự không hiểu biết, hoặc sự thù hận, khi phải thúc đẩy tình liên đới, hoặc sự cải thiện môi trường sống…
Ơn cứu độ còn liên quan với cung cách cư xử của chúng ta nơi công cộng: lái xe và giữ mình tôn trọng những người sử dụng khác, chào nhau thân thiện khi vào trong vào cửa hàng, và nắm giữ cửa người đi sau, mĩm cười, trao đổi một vài lời với những người vô gia cư đang ăn xin.., nhưng đồng thời cũng là lãnh nhận trách nhiệm trong một tài sàn chung, một hội đoàn hay trong giáo xứ: tất cả đều có thể là dấu chỉ của ơn cứu độ.
Bởi vì, với Đức Kitô phục sinh, chúng ta tỏ bày dần dần thế giới mà Thiên Chúa mơ ước cho tất cả mọi người và ngài canh tân bởi Thánh Thần Chúa. Thế giới này, sách Khải Huyền gợi ý như sau: “ Họ không còn đói nữa, họ không còn khát nữa, bởi vì Con Chiên sẽ là chủ chăn của họ để dẫn đưa họ đi đến nguồn nước hằng sống.” Thế giới này sẽ là thế giới của chúng ta, nếu chúng ta đi đến cùng ơn gọi kitô hữu của chúng ta, và nếu chúng ta lôi kéo những người chung quanh trong cũng chính sự nhìn nhận Đức Kitô phục sinh hằng sống.