Các tông đồ đã cảm nghiệm được biến cố trọng đại: Chúa hằng sống. Một cảm nghiệm không thể nào tin được. Các ông đã nhìn thấy ngài đã chết, đã chết thật sự, bị treo trên cây gỗ giá. Một cảm nghiệm đã làm đảo lộn cuộc sống của các ông trong một bối cảnh chính trị nguy hiểm, bởi vì các thế lực tôn giáo và dân sự đang rình mò dò xét.
Các tông đồ trở về quê của mình, tránh xa những nguy hiểm của Giêrusalem. Các ông làm lại cái nghề đánh bắt cá, làm như là ba năm vừa trải qua chỉ là một thời gian ngắt quảng trong cuộc đời của các ông. Rủi thay, công việc của họ không lại kết quả gì cả. Mọi chuyện không được tốt đẹp đối với các ông.
Chính trong bối cảnh của cuộc sống đời thường mà Chúa Giêsu can thiệp, như ngài đã làm ba năm trước đó và như Thiên Chúa vẫn luôn luôn làm.
1- Chúa Giêsu đang ở trên bờ hồ, vô danh, không có dấu gì đậc biệt. Ngài can thiệp như một người qua đường mong muốn có một lời nói dễ thương thân mến.
2- Không tự giới thiệu, ngài nói về công việc mà những người thuyền chài đang thực hiện. Các tông đồ còn lâu mới nghĩ đến ngài đang ở nơi này. Đây không phải là lúc giới thiệu.
3- Chúa Giêsu đến gặp những con người mệt nhọc đang bắt đầu cảm thấy thất vọng, vì không kiếm được cơm bánh hằng ngày của các ông. Chúa Giêsu phục sinh vẫn luôn là ngài như trước kia, ngay cả khi tất cả đã được biến đổi: ngài là Con Thiên Chúa làm người.
4- Khi Các môn đệ đến bờ, chính Chúa Giêsu đã dọn một bữa ăn. Đây còn là một cử chỉ vừa rất nhân bản vừa thiện cảm, như một dấu ấn tình bạn sưởi ấm tấm lòng. Bởi vì Chúa Giêsu bày tỏ sự hiện diện của ngài trong những cử chỉ rất nhân bản: một lời nói động viên, một lời khuyên nhủ, sự quan tâm đến những kết quả của việc đánh bắt cá, sự bồi dưỡng của một chút lương thực…
5- Câu chuyện được kết thúc trong một cuộc đối thoại với Phêrô, cuộc đối thoại cũng rất nhân bản, ngay cả khi nó quấy rầy người môn đệ không thể nào quên được sự hèn nhát của mình, việc ông chối Thầy khi Thầy bị bắt. Chúa Giêsu lặp lại lời kêu gọi đối với Phêrô, và mời ông bước đi theo ngài: sự biểu lộ một tình yêu đầy âu yếm, tín nhiệm và tha thứ sẽ làm cho con tim của vị Tông đồ quay trở lại.
Đó là công việc của Chúa Giêsu phục sinh bên cạnh con người; đó là công việc của Con Thiên Chúa làm người đã chọn làm một người ở giữa chúng ta. “ Người môn đệ Chúa Giêsu yêu”, chắc là thánh Gioan, là một trong những người đã nhận ra ngài trước hết; chính trong những gì là nhân loại mà chúng ta cần đi tìm kiếm Thiên Chúa.
Sứ điệp cho chúng ta. Đức Kitô phục sinh ! chúng ta tung hô từ đêm Phục Sinh, thế nhưng chúng ta có cảm nghiệm điều đó không ?-
Chúng ta lấy cảm nghiệm của các Tông đồ làm cảm nghiệm của riêng chúng ta; thế nhưng đôi mắt và con tim chúng ta có mở ra để, chính chúng cũng trở thành những nhân chứng cho sự hiện diện của ngài không ?- Là người kitô hữu ngày nay, chính là hơn bao giờ hết phải là những chứng nhân, nghĩa là những con người có khả năng tường thuật lại đức tin đã thúc đẩy chúng ta. Vấn đề là làm thế nào trở thành những chứng nhân ?-
1- Nếu Thiên Chúa hiện ra với chúng ta, chính là qua cuộc sống hằng ngày của chúng ta, là nơi mà chúng ta bị chìm ngập trong đó. Cho nên, chúng ta đừng tìm kiếm Thiên Chúa trong những việc phi thường, trong những gì kỳ diệu, mà là nơi chúng ta làm lụng vất vả, trong cuộc đời đôi khi khó khăn hằng ngày của chúng ta. Chính nơi đó chúng ta phải tìm nhận ra ngài. Vì thế, cần phải “ đọc lại” cuộc đời riêng tư của chúng ta và cuộc đời của thế giới chúng ta để nhìn thấy những dấu chỉ của Thiên Chúa ở đó.
2- Để nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, thì không có gì ngoài sự giúp đỡ của Lời Chúa. Trên bờ hồ, chính sự nhớ lại phép lạ biến bánh và cá hóa ra nhiều, hay bữa chiều Tiệc ly vào thứ năm tuần thánh… đã giúp các môn đệ nhận ra Thiên Chúa trong người khách qua đường, vô danh, đã hỏi các ông và cho các ông ăn.
3- Để nhận ra Chúa đang biến đổi cuộc đời chúng ta, thì cũng không có gì ngoài việc đặt mối liên hệ với ngài trong suôt mọi ngày, nhờ việc cầu nguyện. Nếu chúng ta để cho mình bị giam hảm trong những công việc lo toan ngay trước mắt, chúng ta sẽ không bao giờ có thể mở rộng tinh thần và tâm hồn chúng ta cho Đấng đang đến với chúng ta, cho Thiên Chúa là Đâng đang xin được làm, chứ không áp đặt. Cầu nguyện là đặt mình trong tình trạng đón nhận sự hiện diện của Thiên Chúa chúng ta.
Sách Tông Đồ Công Vụ đã tỏ chúng ta thấy những con người có khả năng làm chứng đức tin của mình trong cơn bách hại. Dĩ nhiên, đức tin của họ là gương mẫu; thế nhưng, đức tin đó được đặt trong một cảm nghiệm căn bản: Chúa Giêsu hằng sống, hiện diện trong cuộc đời họ và biến đổi cuộc đời của họ. Chúng ta có thể giống như họ, nếu chúng ta cũng thực hiện một cuộc hành trình giống như họ, trong đức tin.