Người ta chất vấn Chúa Giêsu về một vấn đề quyền bính, và ngay cả vấn đề quyền bính chính trị: tính cách hợp pháp của tiền thuế phải trả cho ông chủ Roma, hoàng đế Cesare.
Thế nhưng, bối cảnh lúc bấy giờ rất khác với những vấn đề chính trị hiện tại của chúng ta. Xứ Palestina thời bấy giờ là một xứ sở đang bị quân đội Roma chiếm đóng, được cai trị bởi tổng trấn Philatô. Và cho dù thủ đô ở rất xa, thì cũng đừng hòng muốn tránh khỏi quyền bính được kiểm soát bởi quân đội chiếm đóng. Chỉ có những người dám làm điều đó, chính là nhóm “ những người nhiệt thành”. Họ hy vọng tìm thấy nơi Chúa Giêsu là một Đấng Cứu Thế hiếu chiến, cùng với họ cầm lấy khí giới để đánh đuổi những kẻ xâm lược Roma. Một trong mười hai Tông đồ là người được gọi là “ Simon nhiệt thành” ( Lc 6 ). Tuy nhiên, Chúa Giêsu không muốn liên kết với một nhóm chính trị nào cả.
Câu hỏi mà người ta đặt ra cho Chúa Giêsu trong Phúc Âm như thế thật tế nhị: có được phép đóng thuế cho hoàng đế hay không ?- Rõ ràng đó là một cái bẫy mà người ta giăng ra. Trả lời không, thì sẽ làm hài lòng những người nhiệt thành ( zélotes ); nhưng, điều đó lại đặt ngài vào trong vị thế đối lập với quyền lực đã được thiết lập, điều đó luôn luôn là nguy hiểm trong chế độ đang chiếm đóng. Trả lời có, điều đó mở ra nơi tất cả những người Do thái đạo đức lời trách móc là “ cộng tác” với Chính quyền; và, điều đó làm thất vọng toàn bộ thế giới Do thái đang khao khát xây dựng một sự độc lập nào đó đối với chinh quyền Roma.
Như thói quen, Chúa Giêsu không rơi vào trong cái bẫy mà người ta giăng ra. Ngài đòi người ta giới thiệu cho ngài một đồng tiền bằng kim loại, mà đồng tiền này mang hình hiệu của hoàng đế Cesarê. Và, không có gì ngoài việc đưa ra cho ngài một đồng tiền bằng kim loại đã là một điểm được Chúa Giêsu đánh dấu, bởi vì không có gì ngoài việc có một đồng tiền bằng kim loại, thì chính là không sợ thao túng “ đồng tiền của hoàng đế” nói chung ! Điều đó thuộc “ hệ thống kinh tế và chính trị” của Roma.. Không cần phải yêu cầu tách ra.
Sau đó, bởi vì đồng tiền kim loại mang hình ảnh của hoàng đế, và như thế, nó phải được trả lại cho hoàng đế ( hãy trả cho Cesarê những gì thuộc về Cesarê ), đó chính là một cách gián tiếp chấp thuận việc nộp thuế; nhưng, còn chỉ cho các người chất vấn điều mà họ biết rằng họ phải làm. Thuế cho Cesarê không có gì là xấu; nó thuộc về đời sống bình thường của tất cả các công dân.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đi xa hơn nữa: khi phân biệt Thiên Chúa và Cesarê ; ngài bị đe doạ. Thật vậy, vào thời đó, hoàng đế được tôn thờ gần như là Thiên chúa, và không ai dám khẳng định rằng, Cesarê không phải là một vị thần.
Hơn thế nữa, Chúa Giêsu còn vượt quá câu hỏi được đặt ra. Bấy giờ ngài nói về Thiên Chúa trong khi người ta chỉ nói với ngài về Cesarê. Một số người có thể sẽ lầm bầm: ông ta muốn pha mình vào vấn đề gì, bởi vì người ta đã không hỏi ngài điều gì về cách phục vụ Thiên Chúa cả ?- Thế nhưng, lời của Chúa Giêsu: hãy trả cho Thiên Chùa cái gì thuộc về Thiên Chúa thì rất mạnh mẽ. Thật vậy, ngài khẳng định rõ ràng: Cesarê không phải là Thiên Chúa. Điều đó cũng muốn nói rằng, các ngươi phục vụ Cesarê bằng cách nộp thuế, điều đó rất tốt; thế nhưng, khi các ngươi phục vụ hoàng đế bằng cách đó, các ngươi đã chưa làm gì để phục vụ Thiên Chúa. Và ở đó, dường như là Chúa Giêsu đã nháy mắt cho đám đông, đang vui sướng khi nhìn thấy ngài đã ghi được một điểm: nếu các ngươi không muốn Ta nói về việc phục Thiên Chúa, thì đừng hỏi Ta về cách phục vụ Cesarê..
Ngày nay, ít nhất là trong những chế độ dân chủ của chúng ta, không còn ai thần thánh hóa quyền bính chính trị. Thế nhưng, chính chúng ta thường tái tạo ra “ những vị thần” trong thế giới tiêu thụ ( xe cộ, nghề nghiệp, tiền bạc nói chung, sự tiến bộ và rõ ràng là tất cả những gì có dấu vết về tình dục ). Chúa Giêsu nói với xã hội hiện tại của chúng ta: những công việc của thế gian không phải là những công việc của Thiên Chúa, cũng không phải là những công việc của ma quỷ, anh em có thể sử dụng chúng, và ngay cả phục vụ chúng, với điều kiện là hãy để chúng ở mức độ của “ phương tiện” phục vụ cho một nguyên nhân cao hơn, là tình yêu Thiên Chúa và tình yêu anh em đồng loại.
Những công việc của thế gian, điều đó rất tốt; thế nhưng, những công việc của Thiên Chúa còn quan trọng và đẹp đẽ biết bao: tình yêu, chân lý, công lý và hoà bình. Và thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ là, tất cả những điều đó đều có thể thực hiện được với tác động của Chúa Thánh Thần.