Thứ Tư, 19 Tháng Mười Hai, 2018 00:00
Chúa nhật IV Mùa Vọng C ( Lc 1, 39-45 )

1) Khi Elisabeth đón tiếp Đức Maria, người chị họ, tại nhà mình, thì hài nhi mà bà đang mang “ nhảy mừng trong lòng bà” ( 1,44 ). Lúc bấy giờ, đôi mắt của bà sáng lên, con tim của bà nhảy lên vì vui mừng. Bà hiểu rằng, những lời Thiên Chúa hứa đang được thực hiện trọn vẹn. Bà hiểu rằng, “ chính Chúa của bà đến với bà” ( 1,43 ).

Bây giờ đây, điều đó thực sự xảy ra một cách đặc biệt vào dịp lễ Giáng sinh. Cũng chính hài nhi đặc biệt này, cũng chính Con Thiên Chúa đang đến với chúng ta để làm cho chúng ta trở nên nơi ngài cư ngự.

Vấn đề là đôi mắt chúng ta có biết sáng lên không ?- Con tim chúng ta có biết nhảy mừng lên không ?- Có phải chúng ta đã quá quen với việc Đức Kitô đến với chúng ta ?- Chúng ta đã quá quen với sự hiện diện của ngài ?- Có phải chúng ta đã đánh mất đi ý nghĩa của sự mong chờ và niềm vui của những lần Con Chúa đến trong thế giới và trong chúng ta hay không ?-

Thật ra thì chúng ta không còn cái tâm tình phấn khích, sôi nổi của những lần mừng Giáng Sinh cách nay hai mươi năm, sáu mươi năm hay hơn nữa, khi mà người ta nói cho chúng ta về Đức Kitô đang đến và không ngừng lại đến với chúng ta. Thế nhưng, đó có phải là lý do chính đáng để chúng ta không còn náo nức chờ đón ngài nữa không ?- Ai thực sự yêu mến sẽ không mệt mỏi mong chờ người mà mình yêu mến. Khi không còn chờ mong nữa, chính là vì tình yêu không còn nữa.

2) Khi đón tiếp Đức Maria, Elisabeth kêu lên: “ Bởi đâu tôi được Mẹ của Chúa đến viếng thăm tôi ?-“. Bà dùng từ ngữ “Chúa”. Một từ chính yếu của Phúc Âm. Từ này chỉ rõ Đấng Cứu Thế, và đã để cho đoán biết rằng, con người này liên kết với Thiên Chúa một cách hoàn toàn đặc biệt. Chúa, đó là từ ngữ mà các tín hữu sẽ dùng để chỉ địa vị của Đức Kitô sau khi phục sinh.

Thánh Luca xác định rõ rằng, chính là “ đầy tràn Chúa Thánh Thần”, mà Elisabeth đã bày tỏ như bà đã làm. Chỉ có Thánh Thần Chúa mới có thể giúp cho bà khám phá ra nơi Đức Maria là Mẹ Đấng Cứu Thế, và nơi Chúa Giêsu là Chúa của trời và đất. Chỉ có Chúa Thánh Thần còn có thể làm cho chúng ta khám phá ra Đấng mà mỗi năm chúng van nài trở lại: “ Lạy Đấng Cứu Thế, xin hãy đến, ban cho chúng con niềm hy vọng và cứu chữa chúng con”.

Để đào sâu ý nghĩa những lời của Elisabeth, Phụng vụ đề nghị chúng ta lắng nghe vài dòng của tiên Mikea, trong bài đọc thứ nhất. Bấy giờ, chúng ta sẽ biết Chúa Giêsu là ai. “ Ngài sẽ cai trị Israel. Ngài sẽ là chủ chăn của dân ngài. Nhờ ngài, các thành phần của dân tộc sống trong an toàn và chính ngài, ngài sẽ là hoà bình” ( 5,4 ). Câu này phải được liên kết với câu được công bố trong đêm lễ Giáng Sinh. Tiên tri Isaia đã nói: “Một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, một người con đã được trao ban cho chúng ta. người ta công bố tên của ngài là Cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa dũng mãnh, Cha vĩnh cửa, Hoàng tử của hòa bình” ( Is. 9 )

Thử hỏi chúng ta còn sốt sắng tin rằng, Đức Kitô có thể mang lại hòa bình cho thế giới hay không ?- Chúng ta có tin rằng, mặc dù có chiến tranh, hòa bình vẫn có thể có không ?- Chúng ta có tin rằng, những người kiến tạo hòa bình một ngày nào đó sẽ có lý hơn những người xúi giục bạo động và chiến tranh không ?- Nếu chúng ta không tin điều đó, nếu chúng ta không còn tin điều đó nữa, thì chúng ta mừng lễ Giáng sinh để làm gì ?- Giáng sinh là lời công bố niềm hy vọng của chúng ta trong một thế giới hòa bình.

4) Cuối cùng, hòa bình chắc chắn là một ơn huệ của Thiên Chúa. Thế nhưng, đó cũng là thành quả của những nỗ lực của chúng ta. Chúng ta phải xây dựng hòa bình nhân danh Thiên Chúa và với Thiên Chúa. Thiên Chúa sai Con của ngài đến trần gian, để ngài dạy cho thế giới đi đến hòa bình.

Dĩ nhiên, hòa bình không phải là một công trình dễ thực hiện. Để Chúa Giêsu thực sự trở thành Thái Tử Hòa Bình và để chính ngài là Hòa Bình, thì ý muốn của ngài cần phải gặp gỡ ý muốn của Thiên Chúa, và vâng theo thánh ý đó. Ngài cũng phải làm cho cuộc đời của ngài trở thành của lễ dâng lên Thiên Chúa. Đức Kitô đã nói: “ Lạy Chúa, này con đây. Con xin đến để làm theo thánh ý Chúa” ( He 10 ).

Sự qui chiếu vào của lễ trên thập giá thì rõ ràng. Hòa bình được thiết lập bằng sự tự hiến quảng đại. Của lễ phát sinh từ sự từ bỏ tất cả sự thống trị, từ sự tha thứ đạt được và từ sự trao hiến mạng sống mình. Chỉ có hòa bình này, phát sinh từ máu đổ ra và tình yêu được tỏ lộ ra cho đến cùng, mới có thể là một nền hòa bình bền vững, chắc chắn và sâu xa. Đó không phải là một hiệp ước, đó không phải là một sự thỏa thuận mua bán. Đó là một hành trình của tình yêu.

Đó chính là điều mà Elisabeth phải cảm thấy khi kêu lên trước Đức Maria: “ Bởi đâu mà tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm ?-“ Chính Chúa là tình yêu đã đến nhà của bà Elisabeth. Chính ngài là hòa bình đích thực, và ngài ban hòa bình cho nhân loại.

Và bây giờ, nếu ngài đến nhà chúng ta và ở trong chúng ta, Người Con của Đức Maria và Con Thiên Chúa, là Hòa Bình đích thực, thì tại sao, tận trong thẩm sâu của chúng ta, chúng ta lại không vui lên ?- Làm thế nào mà chúng ta không chia sẻ hạnh phúc của Elisabeth cho mọi người chung quanh chúng ta ?

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com