Chúng ta có thể ghi nhận hai đặc điểm của cuộc Thương khó Chúa Giêsu theo thanh Marcô: đó là sự cô đơn và thinh lặng.
Sự cô đơn của Chúa Giêsu, bởi vì ngài đặc biệt có một mình: sau khi Phêrô chối Thầy, thì không còn có một sự hiện diện thân tình nào nữa ở bên cạnh ngài; những người phụ nữ được kể ra, nhưng chỉ sau cái chết của ngài.
Còn về sự thinh lặng của ngài, thì thật ấn tượng: vài lời ở toà án, và sau đó, thánh Marcô ghi chú: Chúa Giêsu không trả lời gì cả. Và chính Philatô cũng ngạc nhiên về điều đó: “ Ông không trả lời gì sao ?- Ông hãy xem tất cả những sự tố cáo chống lại ông.” Thế nhưng, Chúa Giêsu không trả lời gí nữa, đến nỗi làm cho Philatô kinh ngạc ( Mc15,4-5 ). Sau đó, trên thập giá chỉ có một lời: “ Eloi, Eloi, lama sabactani ?-“; được giải thích bởi một người lính Roma, những từ ngữ này vang lên như một tiếng kêu thất vọng; thế nhưng, đối với một người Do thái thì không thể nào lầm lẫn được: đó là những lời đầu tiên của một bài ca chiến thắng, bởi vì thánh vịnh 21 không hề là một tiếng kêu thất vọng, cũng không hề hoài nghi gì cả.
Trước sự cô đơn và thinh lặng của Chúa Giêsu, chúng ta tự hỏi “ đâu là bí mật của Chúa Giêsu ?-“.
Con người này trải qua một chút từ sự nổi tiếng đến chỗ suy sụp, từ chỗ tiến vào thành thánh một cách vinh quang đến chỗ bị loại trừ và xử tử bên ngoài thành phố, từ chỗ được nhìn nhận là người được Thiên Chúa sai đến ( chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến ) đến chỗ bị kết án vì tội lộng ngôn, và bị xử tử nhân danh Lề Luật. Trước mắt mọi người, điều đó có nghĩa là, ngài bị Thiên Chúa chúc dữ ( cf Dt 21,23 ). Được các môn đệ và tất cả một đám đông nhiệt tình nhìn nhận như là Đấng Cứu Thế, nghĩa là vua dân Israel, Đấng giải phóng và cứu độ; thế nhưng sau đó, ngài đã mau chóng bị thanh toán sau một phiên toà đã được chuẩn bị sẵn sàng để ám hại ngài. Để cho người ta thực hiện trong cuộc khải hoàn, ngài cũng để cho người ta làm trong cuộc bách hại. Trong khi làm chuyện đó, ngài vẫn còn giữ sự bí mật mà ngài đã giữ trong suốt cuộc đời, và các môn đệ sau cùng sẽ chỉ có thể hiểu được sau khi ngài sống lại.
Sự chừng mực này của câu chuyện dường như nhắm làm nảy sinh hai khía cạnh của mầu nhiệm của Chúa Giêsu: Đấng Cứu Thế Vương giả và Đấng Cứu Thế Tư Tế.
- Đấng Cứu Thế Vương Giả. Cho dù dưới hình thức chất vấn, nhạo cười, khẳng định, vương quyền của Đức Kitô vẫn là trung tâm của câu chuyện. Câu hỏi đầu tiên mà Philatô đặt ra cho người đang bị trói mà người ta dẫn đến với ông “ Ông có phải là vua dân Do thái không ?-“, Ông ta chỉ có được một câu trả lời “ Chính ông nói điều đó”. Tiếp theo sau, Philatô hai lần trao cho Chúa Giêsu danh hiệu này: “ Các ngươi có muốn ta tha vua dân Do thái không ?- và, vậy Ta sẽ làm gì về người mà các ngươi gọi là vua dân Do thái ?-“ Và một cách kỳ lạ, không ai nói ngược lại cả ! Theo sau là sự bắt chước lố bịch của quân lính, áo khoác, mão gai và những lời tung hô: “ Tâu vua Do thái.” Và sau đó, một tấm bảng phiá trên thập giá, có thể là ác ý, nhưng dù sao cũng loan báo cho tất cả những người qua đường “ Người này là vua dân Do thái”. Các thầy thượng tế và luật sĩ cười nhạo: “ Nó đã cứu những người khác, và nó không có thể tự cứu chính mình.. Đấng Cứu Thế, vua Israel, bây giờ hãy xuống khỏi thập giá đi…”
- Khía cạnh thứ hai của mầu nhiệm Chúa Giêsu, đó là, ngài là Đấng Cứu Thế Tư Tế. Thánh Marcô gán cho các thượng tế và chỉ mình họ mà thôi, vai trò thứ nhất trong việc kết án và cái chết của Chúa Giêsu; rõ ràng họ giữ một chỗ rất lớn trong cái bi kịch hiện đang kết thúc: chính họ đưa Chúa Giêsu đến Philatô, và chăm chút đến diễn tiến của những hành động ác độc này: “ Ngay buổi sáng, các thượng tế họp hội đồng với các kỳ lão, các luật sĩ và toàn thể hội đường. Họ trói Chúa Giêsu, đưa ngài đi và nộp cho Philatô”. Philatô tra vấn ngài, và “ Các thượng tế đã cáo giác ngài nhiều điều”. Sau đó ít lâu, chính họ đã khích động đám đông để họ kêu nài việc giải phóng cho tên cướp gian ác Baraba: “ Các lãnh đạo tư tế xúi giục đám đông để ông tha Baraba cho họ”. Chính Philatô không là kẻ dễ bị lừa, bởi vì: “ Philatô biết rõ là các thượng tế nộp ngài cho ông vi ghen tương”. Một sự ghen tương được biện minh, dường như thế, nếu chúng ta muốn nhận rằng, thực lòng họ ganh tức về sự thành công của Chúa Giêsu; dưới cái nhìn của họ, Chúa Giêsu đang lôi kéo dân chúng đi về với những hy vọng lệch lạc.
Cần để ý là cùng với Gioan, thánh Marcô là người duy nhất nói về màu đỏ thắm đối với y phục được mặc cho Chúa Giêsu để nhạo cười ngài. Mà màu đỏ là màu của y phục của vua chúa và các thầy thượng tế. Sự cười nhạo cao cấp: họ để qua một bên chân lý; chính từ một người dân ngoại tuyên xưng niềm tin đầu tiên: “ Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”.