Lời của Chúa Giêsu về Bánh Hằng Sống thật là chói tai đối với nhiều người. Một phần vì có vẻ phi lý. Một phần vì nó đòi hỏi những nỗ lực vượt quá sức con người: Làm sao một người có thể cho người khác ăn thịt của mình ?- Không lẽ ngài nghĩ, họ là những kẻ ăn thịt người ?- Chính vì thế mà nhiều người đã bỏ đi. Chỉ còn một nhóm nhỏ ở lại.
*** Sự kiện đó một lần nữa nói lên một cách hùng hồn là, chính ơn Chúa là động lực chính yếu đưa dẫn con người đến với Thiên Chúa. Đức Tin là một nhân đức nhân bản, nhưng trước hết vẫn là ơn thánh Chúa.
Chúng ta còn nhớ. Khi Phêrô tuyên xưng, Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, thì đáp lại, ngài xác nhận, sở dĩ Phêrô biết được điều đó, là do Chúa Cha, Đấng ngự trên trời, bày tỏ cho biết, chứ không phải do xác thịt, hay máu huyết.
Cũng với kinh nghiệm đó mà ở đây, một lần nữa, Phêrô thay mặt anh em khẳng định niềm tin: Chúng con tin và chúng con biết rằng, Thầy là Đấng Thánh, Đấng Thánh của Thiên Chúa. Trong khi đó, những người khác bỏ đi, bởi vì họ không phó thác hoàn toàn vào Chúa Giêsu và lời dạy của ngài.
Thực vậy, Đức Tin, cũng giống như Tình yêu, hệ tại ở việc dấn thân hoàn toàn cuộc sống vào người khác. Kinh nghiệm cho thấy là, chúng ta yếu đuối, mỏng dòn và không dứt khoát. Chúng ta không chắc chắn là chúng ta sẽ luôn luôn trung tín. Chúng ta không chắc chắn là mình sẽ hoàn hảo. Vì thế, chúng ta áy náy, băn khoăn, khắc khoải, lo lắng. Sở dĩ chúng ta khổ sở vì chuyện đó, là vì chúng ta kiêu ngạo, tự ái, cậy sức minh. Chúng ta chỉ nhìn vào chính mình, mà không nhìn vào người khác, Đấng khác.
Lịch sử ơn Cứu Độ là một mẫu gương. Lịch sử Dân riêng Chúa là lịch sử của một chuỗi những lần tái lập lại lời giao ước với Thiên Chúa. Sau những lần ký kết giao ước, dân Do Thái lại liên tiếp rơi vào sự bất trung, quay lưng lại với Thiên Chúa, tôn thờ ngẫu tượng. Thế nhưng, tin tưởng vào tình yêu và sự trung tín không thay đổi của Thiên Chúa, họ lại trở về, dấn thân lại, bắt đầu lại, bày tỏ tấm lòng chân thành với ngài.
Đó là thái độ mà Phêrô đã chọn, khi thay mặt nhóm Mười Hai, xác quyết với Chúa Giêsu: Bỏ Thầy, chúng con sẽ đi theo ai ?- Thầy có những lời ban sự sống đời đời.
Như thế, chúng ta cam kết cuộc đời chúng ta trong Đức Tin, hay trong Tình Yêu, không phải vì chắc chắn về chính mình, mà vì chúng ta chắc chắn về Thiên Chúa, về người khác. Cái sai lầm căn bản, chính là chúng ta chỉ nhìn vào sự yếu đuối, hay sự hoài nghi của chúng ta. Mà đáng lý ra, chúng ta phải tin tưởng vào sự trung tín của Thiên Chúa và anh em, để có thể dấn thân trọn vẹn. Nói khác đi, để theo Chúa Giêsu, cần phải chú tâm đến ngài, cần phải tín nhiệm vào ngài, hơn là bận tâm về chính mình. Để khỏi bỏ cuộc, cần phải bỏ mình.
*** May mắn hơn các tông đồ và những người đương thời, chúng ta biết được Chúa Giêsu đã thực hiện lời của ngài về Bánh Hằng Sống thế nào. Nếu ngài có thể biến nước thành rượu trong tiệc cưới Cana. Nếu ngài có thể biến bánh và cá hoá ra nhiều để nuôi sống hơn năm ngàn người trong nơi hoang vắng. Nếu lời ngài luôn thành hiện thực khi ngài chữa bệnh, trừ quỉ, làm cho kẻ chết sống lại… thì không có gì là khó trong việc ngài biến bánh trở nên Thịt ngài và rượu nho trở nên Máu Thánh ngài.
Vấn đề còn lại là chúng ta có thực sự tin vào ngài hay không ?- Chúng ta có ý thức về ơn huệ lớn lao mà ngài trao ban cho chúng ta qua bí tích Mình Máu Thánh ngài hay không ?- Chúng ta có biết hưởng dùng lương thực ban sự sống đời đời qua việc thường xuyên tham dự thánh lễ và sốt sắng rước lễ hay không ?- Chúng ta có biết đón nhận tình yêu, sức mạnh, sự nâng đỡ vững chắc nơi ngài hay không ?-
Lời Chúa là thần trí và là sự sống – Noel Quesson.
Một người vô tín ngưỡng dừng chân ở một nơng trại bn Hịa Lan, anh lớn giọng với ơng chủ trại:
- Chẳng bao giờ tôi tin điều gì tơi khơng hiểu.
Ông chủ nông trại nói:
- Điều này khó đấy. Này nhé, thí dụ trong trại này, cậu có thấy đống cỏ không? Ngựa của tôi ăn cỏ, lớn lên lông nó mọc khắp mình. Con cừu ăn cỏ, thế là nó có len. Con ngỗng của tôi ăn cỏ, cả mình nĩ đầy lông vũ, và đẻ trứng. Con bò ăn cỏ và thế là nó cho sữa…. Cậu có hiểu tại sao không nào?
Thực vậy, cho dù thông minh uyên bác đến mấy, người ta cũng không thể hiểu r tồn bộ những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên. Một số kiến thức khoa học, chúng ta cũng chỉ nghe nói lại, chứ đâu phải ta đích thân thí nghiệm và biết cặn kẽ chính xác. Vậy mà chúng ta vẫn tin. Chúng ta tin có vi trùng, tin trái đất trịn, tin nước gồm hai thành phần khí hợp lại…
Từ lnh vực tự nhin bước sang siêu nhiên cũng vậy. Không ai hiểu được các mầu nhiệm trong đạo. Chúng ta tin là vì Cha dạy, vì Cha thấu suốt mọi sự v cũng vì yu thương ta, Chúa đ tỏ by cho chng ta. Đó là căn bản của mọi niềm tin.