Khi đi đến viếng mộ một người thân, chúng ta đụng phải đất và đá đã giam nhốt người mà chúng ta thương mến. Chúng ta hãy thử hình dung kinh nghiệm ngao ngán của những nhân chứng đầu tiên việc Phục sinh của Đức Kitô, khi khám phá ra ngôi một đã mở ra và trống rỗng.
“Người môn đệ Chúa Giêsu yêu mến” đã đến ngôi mộ của Chúa Giêsu trước tiên. Ong không bước vào, mà nhường bước cho Phêrô vào trước. Đến lượt ông, ông đi xa hơn một sự kiểm kê những gì còn lại trong mộ. Một vài chữ diễn tả đức tin của ông: “Ong thấy và ông tin”. Có phải Ong đã nhìn thấy những gì khác hơn Phêrô không ?- Là người đã tham dự vào việc liệm xác hai ngày trước đó, ông nhận thấy là những dãi băng quấn thân xác Chúa Giêsu không hề bị xê dịch. Không có một chút dấu vết lộn xộn nào do những tên đạo tặc gây ra. Trước mắt ông, tất cả đã xảy ra như là thân xác vật chất của Chúa bị “ bốc hơi” để mặc lấy vinh quang của Thiên Chúa Cha. Bấy giờ, Gioan tin rằng Chúa Giêsu đang sống. Ong đã hiểu ý nghĩa của Kinh Thánh.
Sự tiến triển đức tin của Gioan và của chúng ta nữa hoàn toàn được đặt ở giữa hai câu nói: “ Hãy đến và xem ” của lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ đầu tiên và“ ông thấy và ông tin” này. Kinh nghiệm này của Gioan nhắc chúng ta sự quan trọng của những dấu chỉ để tin. Đàng khác, Gioan đã soạn thảo cuốn Phúc Am của ông như là “cuốn sách của những dấu chỉ” để chúng ta tin vào Chúa Giêsu, và chúng ta có “sự sống, nhân danh ngài”.
Với chúng ta, đâu là những dấu chỉ mà chúng ta cần có để tin vào sự Phục sinh ?- Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ là những nhân chứng của ngôi mộ trống rỗng vào buổi sáng Phục Sinh cách nay hơn hai ngàn năm. Thế nhưng, hôm nay chúng ta cũng có thể khám phá ra những dấu chỉ của Đấng Phục Sinh: Thánh lễ Tạ ơn giúp chúng ta nhận ra Chúa vẫn hằng sống dưới dấu chỉ của sự chia sẻ. Và mỗi lần mà sự sống trở nên mạnh mẽ nhất, tình yêu thương vượt thắng trên hận thù, thống hối ăn năn biến đổi một cuộc đời, hy vọng lại tái sinh v v… thì đó là những dấu chỉ Phục sinh được trao ban cho chúng ta.
Theo chân Chúa và bởi quyền lực của sự Sống lại mà ngài chuyển thông, chúng ta thực hiện cuộc vượt qua của chúng ta, vượt qua đến sự Sống nhờ đức tin và bí tích Rửa tội. Đó không phải là một lời hứa cho tương lai, nhưng là một thực tế đang hiện diện trong cuộc đời kitô hữu của chúng ta. Vì thế, chúng ta được mời gọi để nhìn xem, và làm cho người khác xem thấy những dấu chỉ của việc Phục sinh.
Vấn đề đặt ra là, chúng ta đã thực sự sống sự “phục sinh” của đức tin, bằng một sự đổi mới của việc cầu nguyện chưa ?- Chúng ta đã cảm nghiệm được niềm vui khi đã khám phá, và sống Phúc âm chưa ?- Chúng ta đã thưởng thức được hạnh phúc là tin vào Thiên Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta chưa ?- Chúng ta đã thoát ra khỏi cái“ nấm mồ” của sự ích kỷ cá nhân, để sống bằng một tình yêu đích thực chưa ?- Chúng ta đã lăn tảng đá của sự nản lòng đang giam cầm chúng ta, và đóng bít tất cả tương lai cũng như những sự bắt đầu lại chưa ?- Sự tha thứ và lòng khoan dung có vượt thắng những mối dây trói buộc chết người của sự giận hờn, ghen ghét và trả thù, làm cản trở ánh sáng của sự bình an trong chúng ta hay không ?- Chúng ta đã thoát ra khỏi tấm vải liệm của sự dửng dưng trước những gánh nặng và khổ đau của người khác, chúng ta đã thoát ra khỏi nấm mồ của sự thụ động hay vô cảm làm tê liệt chúng ta chưa ?- Có biết bao sự sống lại hằng ngày đang chờ đợi chúng ta trong đời sống lứa đôi, gia đình, nơi làm việc, giải trí, và những mối liên hệ giữa chúng ta với nhau. Đó là những dấu chỉ cho thấy Đức Kitô hằng sống, và biến đổi những ai đón nhận sức mạnh của Tình yêu và Sự Sống.
Tuyên xưng niềm tin vào “ Đức Kitô đã phục sinh”. Điều đó rất đẹp, rất đúng. Nhưng chưa đủ. Còn cần phải sống niềm tin đó trong cuộc sống đời thường, bằng những việc làm, hy sinh, chia sẻ và giúp đỡ. Hãy thông truyền niềm vui Phục sinh cho anh em chung quanh bằng chính cuộc sống bình an, vui tuơi, và yêu thương của chúng ta.