Thứ Ba, 15 Tháng Tư, 2025
Thứ Hai Tuần Thánh ( Ga 12, 1-11 ) năm 2025

Câu chuyện xảy ra vào ngày thứ hai, tuần lễ cuối cùng của Chúa Giêsu trong cuộc đời trần gian. Gia đình Betania mời Chúa Giêsu dùng bữa cơm thân mật tại nhà. Bầu khi vui tươi, nhưng cũng rất nặng nề, ảm đạm, bởi những ý nghĩ chết chóc sắp tới. Trong năm ngày nữa, Chúa Giêsu sẽ chịu chết.

Bất ngờ, như linh cảm trước những việc sắp xảy đến, Maria đã làm một cử chỉ gây ngạc nhiên mọi người. Cô đã đổ dầu thơm quí giá, đắt tiền vào chân Chúa, lấy tóc mình mà lau. Đó là một cử chỉ thân tình, có vẻ hơi quá đáng, nếu không nói là hoang phí.

Thánh Gioan kể rằng, thánh nữ đã rưới thuốc thơm trên chân Chúa Giêsu. Trên đầu còn được đi ! Có lẽ vài người chứng kiến đã nghĩ như thế. Nhưng trên chân, quả là chuyện xa xỉ. Hơn nữa, đổ tới 300 gram cam tùng hương thuần chất, là thứ dầu thơm thượng hạng dành để tẩm liệm, thì quả thật là điên rồ.

Giuda lấy làm chướng khi thấy Maria đổ bấy nhiêu dầu thơm lên chân Chúa Giêsu. Có thể chúng ta cũng có cảm tưởng như thế. Số dầu thơm này trị giá khoảng 300 đồng. Và 300 đồng là số tiền xấp xỉ bằng số lương của một công nhân trong một năm trời. Ai trong chúng ta có thể cho đi như cho bất cứ ai chưa ?- Có ai đã làm điều đó chưa ?- Cho nên, Giuda mới phản đối, viện lý do là,  nên để dành tiền cho người nghèo.

Chúa Giêsu liền can thiệp. Hãy để Chị ấy làm công việc của Chị. Chị sẽ sẽ giữ thuốc thơm nầy cho ngày táng xác Chúa. Bởi vì anh em luôn có người nghèo bên cạnh. Còn Chúa, anh em không có Chúa luôn mãi đâu.

Đối với Chúa Giêsu, sự nghèo khó, sự tương trợ, nâng đỡ lẩn nhau là điều cần phải quan tâm. Phải giúp đỡ những người nghèo túng. Thế nhưng trong lúc nầy, Maria rất có lý khi quan tâm đến ngài, bởi vì ngài sắp ra đi.

Chỉ có một cách giải thích cử chỉ của Maria là: Maria rất mực yêu mến Chúa Giêsu.

Khi người ta yêu, người ta có thể cho đi tất cả. Khi người ta yêu mến thực sự, người ta cho đi tất cả, người ta cho đi những gì tốt nhất và người ta không nhìn theo cái giá trị của cái mà người ta cho. Tình yêu thật sự không tính toán, không hà tiện, bủn xỉn. Nó hoàn toàn trọn vẹn.

Chúng ta biết rằng, Chúa Giêsu chịu khổ nạn nơi thân xác của ngài đánh động lòng chúng ta, và làm cho chúng ta u sầu vì quá đỗi khủng khiếp. Người ta cũng phải nhớ tới cuộc khổ nạn dai dẳng trong tâm hồn mà ngàii đã chịu đựng trong suốt ba năm trời. Cuộc khổ nạn ấy gây ra bởi trí chậm hiểu của các môn đệ, sự từ chối tin vào ngài của các đồng bào, sự oán thù của những kẻ chống đối, lòng dã tâm phản bội của Giuda, sự hèn nhát của người bạn thân tình.

Thử hỏi, nơi một người như Chúa Giêsu, đâu là những vết thương đau đớn nhất ?- Tuy nhiên, đây đó chớm nở một vài hành vi tin tưởng, một vài sáng kiến nho nhỏ chứa chan niềm ưu ái, những cử chỉ quảng đại như điên rồ chắc chắn cũng đã đem lại cho Chúa Giêsu những niềm an ủi vô biên. Bình thuốc thơm của Maria là một trong những sáng kiến ấy.

Thực ra, cử chỉ nầy hàm chứa ý nghĩa lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Maria đã chăm sóc xác chết của Chúa Giêsu trước. Theo luật Do Thái, việc xức thuốc thơm xác chết không thể được thực hiện vào chiều thứ sáu, bởi vì lúc đó, ngày sabbat đã bắt đầu. Việc xức thuốc thơm nầy cũng không thể làm được vào sáng Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần, bởi vì, khi các phụ nữ đến viếng mộ để xức thuốc thơm xác Chúa, thì ngài đã phục sinh, đã sóng lại, không còn ở đó. Các bà nhìn thấy ngôi mộ trống.

Như thế, việc xức thuốc thơm vào thứ hai tuần thánh là dấu chỉ của sự Phục Sinh. Chúa Giêsu đã nghĩ đến cái chết của ngài, nghĩ đến sự mai táng của ngài. Tất cả rất gần, sắp đến. Ngài nói đến các việc đó một cách sáng suốt, thanh thản, như những bệnh nhân trầm trọng, biết cái chết sắp đến, đã can đảm, bình tĩnh, đầy ý thức ra đi đón tiếp. Ngài nói với những người thân về cái chết sỉ nhục và sự phục sinh vinh quang của ngài một cách bình thản, thương mến.

Chúng ta khẳng định là, chúng ta yêu mến Thiên Chúa và tất cả chúng ta có tình cảm yêu mến rất nhiều với những người cùng sống với chúng ta. Tuy nhiên, cần phải kiểm chứng lại điều đó. Chúng ta đã trao ban những gì cho những người mà chúng ta nói là chúng ta yêu mến ?- Chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu thì giờ cho họ ?- Chúng ta sẵn sàng hy sinh trút bỏ những gì mình có đến mức độ nào để làm cho họ hạnh phúc ?- Tình yêu gợi ý cho những hành động điên rồ. Việc xức dầu ở Betania biểu tượng hoá cái giá rất cao quý của Chúa Giêsu và cái chết của ngài.

Còn Chúa Giêsu, ngài đã yêu mến chúng ta khi trao hiến mạng sống ngài cho chúng ta. Theo một nghĩa nào đó, thì đó là sự điên rồ. Thế nhưng, thử hỏi, người ta có thể yêu mến mà không điên điên một chút hay không ?- Nếu chúng ta không có thể điên điên một chút đối với những người mà chúng ta nói là yêu mến, thì rõ ràng là chúng ta chỉ yêu có một nửa. Nếu chúng ta không có thể điên điên một chút để bày tỏ tình yêu mà chúng ta có đối với Thiên Chúa, nếu thỉnh thoảng chúng ta không thể có những cử chỉ gây ngạc nhiên, thì rõ ràng chúng ta chỉ yêu nửa vời.

Nếu phải bóc trần con tim chúng ta ra, nếu những người chung quanh có thể nhìn thấy, chúng ta quan tâm đến hạnh phúc riêng tư của chúng ta đến mức nào, khi mà chúng ta khẳng định là chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu mến người khác, thì có thể họ sẽ lấy làm chướng như Giuda ngày xưa, dĩ nhiên là vì những lý do khác.

Còn Giuđa, ông ta không giữ miệng được. Ong bộc lộ chân tướng. Để phản đối. Lòng dạ đã bị tiền bạc đầu độc viện cớ giúp đỡ kẻ nghèo. Ong đã nói lên điều mà ngày nay người ta còn được nghe. Vẫn thường có một số kitô hữu bị ám ảnh bởi những lý thuyết không tưởng, viện cớ là giúp đỡ kẻ nghèo, để chỉ trích những phí tổn trong việc xây dựng thánh đường, việc tôn vinh bí tích Thánh Thể, để làm đẹp những lễ nghi tiến dâng Chúa một cách hoàn toàn vô vị lợi. Song thực tế thì thế nào ?- Những kitô hữu ấy lại chẳng bao giờ giúp đỡ người nghèo, hoặc lại cho rất dè xẻng. Phúc Am nói rõ: Ong ấy nói thế không phải vì lo lắng cho kẻ nghèo. Các nhà không tưởng say mê tranh đấu cho một cái gì đó hơn là sự hiến thân phục vụ người nghèo. Sự kiện có thể kiểm chứng được là, người ta gặp thấy những con tim quảng đại đối với người đau khổ nơi các kitô hữu biết cho Đức Kitô cách rộng rãi, nhưng không, biết bố thí để làm đẹp một ngôi thánh đường, một lễ nghi phụng vụ, một buổi cử hành lễ tế tạ ơn.

Đối với chúng ta, việc xức thuốc thơm do lòng tôn kính và yêu thương, chuẩn bị tâm hồn chúng ta tiếp tục hiệp thông với Chúa trong những ngày sắp tới. Tình yêu của chúng ta, sự chia sẻ tâm tình của chúng ta với Chúa trong những giờ phút quan trọng nầy sẽ là việc xức thuốc thơm rất có ý nghĩa và giá trị. Bởi vì qua đó, chúng ta thờ kính thân xác Chúa Giêsu đã bị bầm dập vì yêu thương chúng ta.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là, trung thành với Chúa, tôi có can đảm hành động một cách điên rồ nào đó không ?-

Thứ Hai tuần thánh, việc xức dầu tỏ lòng tôn kính và tình yêu thương này chuẩn bị cho chúng ta vào những ngày sắp tới. Tình yêu của chúng ta là sự xức dầu, nhờ đó chúng ta tôn kính thân thể đã bị biết bao bầm dập vì chúng ta.

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com