Câu chuyện Lagiarô trở lại cuộc sống chi có vài dòng. Tuy nhiên, nó nhấn mạnh là, sự chết đã bắt đầu sự việc hủy diệt của nó sau bốn ngày, và Lagiarô khi ra khỏi mồ, vẫn còn bị những ràng buộc của sự chết giữ lại. Những người thân của ông phải tháo những dãi băng cho ông. Tuy nhiên, sự Phục sinh của Chúa Giêsu thì còn vinh quang hơn nhiều. Câu chuyện của ngày hôm nay chỉ là một sự khơi gợi về những gì mà Chúa Giêsu sẽ sống và sẽ làm cho nhân loại sống sau này.
Để hiểu rõ ý nghĩa, chúng ta hãy nhìn những nhân chứng của biến cố.
Trước hết là các môn đệ. Các ông khó lòng mà hiểu được tất cả những gì xảy ra. Chúa Giêsu đi về Giêrusalem và, thế là các vấn đề nảy sinh. Chúa Giêsu nói về những vấn đề đó. Thậm chí ngài còn nói đến cái chết của ngài. Bấy giờ người ta báo tin cho Chúa Giêsu là, Lagiarô đang đau nặng, liệt giường. Trong tâm trí của các ông xuất hiện ý nghĩ: lại thêm một vấn đề nữa. Các ông cần được soi sáng.
Như thói quen, Chúa Giêsu sẽ thực hiện một hành động, một dấu chỉ. Những hành động nói lên nhiều điều hơn những bài diễn văn lý thuyết. Như thế, Chúa Giêsu sẽ ban cho các ông một dấu chỉ. Cái chết của Lagiarô sẽ cho phép Chúa Giêsu đem đến cho các môn đệ của ngài một sứ điệp quan trọng, thậm chí là chính yếu. Ngài muốn giúp các ông hiểu rằng, bên kia những thử thách, các ông đi đến sự chiến thắng.
Rồi đến hai chị em: Maria và Matta. Bề ngoài, các bà có một niềm tin chắc chắn, mặc dù những nghi vấn có tính cách nhân loại mà các bà đặt ra và, các bà đang sống trong sự buồn sầu, áo não. Matta khẳng định hai lần niềm tin của bà vào Chúa Giêsu và vào sự sống lại. Maria chạy vội đến Chúa Giêsu, bởi vì niềm hy vọng rất mạnh mẽ trong bà. Niềm tin của hai bà, lời nói, cử chỉ của hai bà giúp cho những người chứng kiến biến cố hiểu rõ hành động của Chúa Giêsu hơn.
Ở đó còn có tất cả những người Do thái đến để bày tỏ thiện cảm cho gia đình đang gặp tang chế. Chúng ta biết rõ: cái chết quy tụ con người lại với nhau. Nó cũng chất vấn nữa. Nó bắt phải suy nghĩ. Như vậy, những người Do thái sẽ bị sứ điệp của Chúa Giêsu chất vấn. Phải nói thật rằng, sứ điệp này rất mạnh mẽ: một người sống lại sau khi đã chết bốn ngày. Qua những lời này, tác giả Phúc Âm nhắc nhớ rằng, cái chết không phải là kết thúc, nhưng chỉ là một giấc ngủ mà người ta phải bước qua.
Việc Laigarô trở lại cuộc sống là một biến cố lớn lao của sự bày tỏ ý định của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã đến thực hiện cho con người. Chúa Giêsu tiến đến gần cái thời điểm mà ngài sẽ tỏ cho thấy sự yếu đuối nhân loại của ngài, khi ngài để cho bị bắt bởi những người quyền thế và bị chết trên thập giá, bị loại bỏ như một tên vô loại. Thế nhưng,
1) uy quyền của Thiên Chúa xuất hiện ở Betania, rất gần Giêrusalem. Thiên Chúa có khả năng làm được tất cả những gì “ không có thể”. Ngài làm cho quyền lực của sự chết “ bốc hơi” như những tia chớp. Từ nay, sự chết phải được nhìn xem như “ một giai đoạn vượt qua”. Chắc chắn đó là một thực tại, nhưng đó không phải là một sự chấm hết.
2) Chúa Giêsu muốn chỉ cho thấy, bản thân ngài sẽ chiến thắng cái chết mà người ta sẽ bắt ngài phải chịu. Các môn đệ sẽ sống cái sự kiện đóng đinh vào thập giá, không chỉ trên bình diện nhân loại, đó là điều bình thường, nhưng trên bình diện niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Sự Phục sinh của Chúa Giêsu sẽ vinh quang hơn sự sống lại của Lagiarô. Đó không phải là một trở lại cuộc sống trước kia, nhưng là giai đoạn vượt qua trong vinh quang.
3) Sứ điệp thứ ba: chúng ta được mời gọi tham dự vào chiến thắng của Chúa Giêsu. Là người được Rửa tội, chúng ta đã là những người tham dự vào chiến thắng của Chúa Giêsu. Cùng với ngài, chúng ta đã bắt đầu sự vượt qua của chúng ta.
Trong hai tuần nữa, trong đêm Phục sinh, chúng ta sẽ sống lại phép Rửa tội của chúng ta, sống lại việc chúng ta dìm mình trong cái chết cùng với Đức Kitô để tham dự vào sự sống lại của ngài. Chớ gì chúng ta có thể sống ngày lễ này một cách mãnh liêt, nhiệt tình, sốt sắng, để có thể lãnh nhận hiệu quả cao quý là ơn Phục Sinh của Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Ơ đây còn có sứ điệp cho thế giới. Mãnh lực của sự chết không thiếu trong thế giới. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí trong con người chúng ta. Thế nhưng, chúng sẽ không là tiếng nói sau cùng. Chúng ta hãy nhìn kỹ trong chúng ta và chung quanh chúng ta: có hằng ngàn dấu chỉ nói với chúng ta rằng, sự sống sẽ chiến thắng.
1) Chúng ta hãy chỉ ra cho thấy. Chúng ta không thể có một cái nhìn tiêu cực về con người và về những gì con người thực hiện. Trong cánh đồng thế giới, không phải chỉ có cỏ lồng vực. Còn có cả những hạt giống tốt, để dùng lại dụ ngôn của Chúa Giêsu.
2) Chúng ta hãy là những nắm men sự sống. Chúng ta hãy làm cho sự sống nảy sinh. Của lễ Mùa Chay của chúng ta chỉ cho thấy rằng, chúng ta đang cố gắng phục vụ sự sống. Khi cứu thoát, hay làm cho cuộc sống lớn lên, thì điều đó không bao giờ là những hành vi nhỏ bé.
3) Chúng ta hãy làm cho sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta và anh em chung quanh chúng ta lớn lên. Nếu chúng ta trao ban sự sống của chúng ta, theo hình ảnh của Đức Kitô, chúng ta làm cho tình yêu Thiên Chúa trong con tim chúng ta lớn lên, thì chúng ta đã bước vào trong sự sung mãn của tình yêu Thiên Chúa.