Để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến trần gian thực hiện Ơn Cứu Độ, Thiên Chúa sai phái một người dọn đường. Gioan Tẩy Giả, còn được gọi là Gioan Tiền Hồ. Người đi trước, người chuẩn bị con đường. Hình ảnh con đường hiện diện khắp nơi trong các bản văn Kinh Thánh; bởi vì, trong các xã hội thời đó, những con đường và những lộ trình là mối dây liên lạc sống động giữa con người và các nền văn hóa. Chúng cũng còn là địa điểm của những cảm nghiệm thiêng liêng của Dân Chúa.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chắc chắn Chúa sẽ đến. Nhưng chúng ta không biết là khi nào. Ngài đến để phân xử, phán xét. Việc ngài đến sẽ là niềm vui vĩnh cửu cho người lành, và là sự tủi nhục muôn đời cho kẻ dữ. Một lần cho tất cả. Dứt khoát và chung cuộc. Vì thế, cần phải chuẩn bị để không bỏ lỡ cơ hội. Cần phải sẵn sàng để không đánh mất dịp may. Cần phải tỉnh thức để có thể mau mắn nhận ra khi ngài xuất hiện.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Mỗi khi nói đến vua hay hoàng đế, chúng ta thường theo thói quen lịch sử nhân loại, hình dung một nhân vật đầy quyền lực, với binh hùng, tướng mạnh, giàu sang, có nhiều của cải, nắm quyền sinh sát trên toàn thể dân chúng. Trong khi đó, Chúa Giêsu Kitô sinh ra giữa những người nghèo hèn. Ngài không có một hòn đá gối đầu. Ngài hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Ngài không bẻ gảy cây sậy bị giập và cũng không dập tắt tim đèn còn bốc khói.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúa Giêsu trình bày dụ ngôn các nén bạc được trao ban nầy ngay trước cuộc Thương Khó của ngài. Ngài loan báo sự ra đi của ngài. Ngài sẽ vắng mặt một thời gian. Ngài gởi gắm cho các môn đệ, và cho cả chúng ta gia sản của ngài, là toàn thể tạo vật và các khả năng, các phương tiện quý giá. Một ngày nào đó, không ai biết được, ngài sẽ trở lại tính sổ với mỗi người về những gì ngài đã ủy thác phải sinh hoa kết quả là hạnh phúc Nước Trời.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trong nguyên tắc xử sự những công việc hàng ngày của chúng ta, rất thường khi chúng ta tỉnh thức, cảnh giác, và tính khí của chúng ta thúc đẩy chúng ta đừng để ngày mai những gì có thể được thực hiện, hay có được ngày hôm nay. Điều đó thậm chí đôi khi trở nên một điều kỳ cục: chúng ta muốn có tất cả mọi sự ngay lập tức, hay càng nhanh càng tốt. Không có vấn đề chờ đợi.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Đặt câu hỏi: giới răn nào quan trọng nhất, người thông luật đã biết trước câu trả lời là, phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Bởi vì đó là niềm tin của người Do thái, và là lời cầu nguyện ba lần mỗi ngày của họ.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Giữa Thiên Chúa và hoàng đế Césarê. Nói khác đi, giữa Thiên Chúa và Chính quyền. Người tín hữu phải có thái độ thế nào cho thích hợp. Bởi vì, một đàng là con cái Chúa, đươc tạo dựng và tiền định hưởng hạnh phúc thiên đàng đời sau. Một đàng là công dân của một đất nước cụ thể, nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Người môn đệ phải làm thế nào để có thể chu toàn trách nhiệm của mình trong vấn đề lương tâm tôn giáo và Nhà nước ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Cái lý do đơn giản mà những người được mời dự tiệc, nhưng đã không đến dự, là vì họ không có thì giờ. Người thì đi thăm trại, kẻ thì đi buôn. Tất cả đều bận rộn với những lo toan tính toán của riêng mình. Tất cả đều có vẻ quan tâm đến kế sinh nhai của gia đình. Tất cả đều muốn bảo đảm tương lai, chẳng những cho mình, mà còn cho những người thân yêu. Hành động như thế, thiết tưởng cũng là chính đáng, hợp lý, bởi họ đang làm việc bổn phận.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lễ Đức Mẹ Mân Côi mà chúng ta mừng kính hôm nay liên hệ đến một biến cố trọng đại trong lịch sử Gio Hội. Vào thế kỷ XVI, quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh, đem quân xâm chiếm toàn vùng đất Au Châu. Trước mối nguy cơ đó, Đức Giáo Hoàng Piô V truyền lệnh cho các giáo phận tổ chức một nghi thức cầu nguyện gọi là “ việc cầu nguyện 40 giờ”, gồm các cuộc cung nghinh Đức Mẹ và đọc kinh Mân Côi.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Ý nghĩa của dụ ngôn rất rõ ràng, dễ hiểu. Đứa con thứ nhất mà Chúa Giêsu muốn ám chỉ, chính là những người tội lỗi, thu thuế, đĩ điếm...Ít để ý đến đến niềm tin, ít quan tâm đến việc Đấng Cứu Thế sẽ đến, nhưng khi ngài đến, họ đã ăn năn, trở lại. Nhờ đó, họ được đón nhận vào Nước Trời.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Thoạt nghe qua, chúng ta thấy, không phải là không có lý, khi những người thợ đến làm việc từ sáng sớm lẩm bẩm, trách móc chủ vườn nho. Họ đã vất vả cực nhọc, chịu đựng nắng nôi, nóng bức suốt một ngày. Ay thế mà, họ cũng chỉ nhận được một đồng tiền bằng những người mới đến có một giờ. Như thế có phải là thiếu ông bằng hay không ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Với dụ ngôn trên đây, Chúa Giêsu muốn giúp chúng ta hiểu rằng, tất cả chúng ta đều là những con nợ không thể nào hoàn trả được của Thiên Chúa. Còn những xúc phạm của anh em đối với chúng ta thì chẳng đáng là gì cả. Nếu không biết tha thứ cho anh em những chuyện nhỏ nhặt, thì làm sao chúng ta lại cả dám xin Chúa thứ tha những tội lỗi không thể nào kể xiết được của chúng ta.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trong cuộc sống thường ngày, góp ý, sửa lỗi cho nhau, là một vấn đề không đơn giản, nhiều khi rất phức tạp, gay go. Bởi vì, tự bản chất, đó là một việc lành, giúp nhau thăng tiến, xây dựng cộng đoàn, nhưng cũng rất dễ dẫn đến sự nghi kỵ, bất hoà, chia rẽ. Suy nghĩ đó cũng có thể dẫn đến những thái độ tiêu cực, thờ ơ, bàng quan, mặc kệ, dửng dưng.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ về lý lịch của ngài, thì chính Phêrô đã trả lời: “ Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Một câu trả lời tuyệt vời. Chữ “ Đức Kitô” chỉ một người được tuyển chọn và được Thiên Chúa xức dầu để trở thành người cứu độ dân tộc. Đó chính là vai trò của Chúa Giêsu.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Câu hỏi của Chúa Giêsu cho các môn đệ vẫn còn vang dội cho đến hôm nay. Và trong lúc nầy, dường như Chúa Giêsu đang hiện diện giữa chúng ta, cũng đặt câu hỏi với từng người chúng ta. Theo quan niệm trần gian, người ta nghĩ Thầy là ai ? Dường như không có ai phủ nhận sự hiện hữu của Chúa Giêsu. Ngoài Phúc Am, lịch sử dân Do Thái và lịch sử đế quốc Roma đã minh chứng rõ ràng sự có mặt của ngài trên trần gian.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Người phụ nữ đến với Chúa Giêsu là một người đàn bà xứ Canaan, như vậy không phải là người Do thái, mà là một người ngoại. Điều đó giải thích thái độ của Chúa Giêsu đối với bà ta. Thực ra Chúa Giêsu cho rằng, mình đã nhận lãnh sứ mạng loan báo việc Đấng Cứu Thế đến không phải cho dân ngoại, nhưng là cho Dân Israel trước tiên. Những người khác sẽ tiếp tục được hưởng nhận về sau.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Theo cách nghĩ thông thường, ít nhất có hai điều không hợp lý trong cách hành xử của Chúa Giêsu qua bài Phúc Am hôm nay. Trước hết, sau phép lạ bién bánh và cá hoá ra nhiều cho hơn năm ngàn người được no nê trong nơi hoang vắng, tất cả đều cảm thấy thoải mái, vui tươi, hạnh phúc. Với tâm trạng đó, ai ai cũng có vẻ thích thú được ở lại tại chỗ, trên bờ hồ, để tận hưởng những giây phút thảnh thơi hiếm có. Cần gì phải đi nơi đâu khác.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Cảnh Biến hình của Chúa Giêsu được trình bày cho chúng ta bởi các tác giả Phúc Âm, như là một khúc nhạc dạo đầu vào mầu nhiệm về cái chết và sự sống của ngài trong vinh quang của ngày Phục Sinh.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày cho thấy, để đạt được một điều gì tốt đẹp, quý báu, cần phải có nhiều nỗ lực, cố gắng và hy sinh. Chân lý này không những được xác nhận trong lãnh vực tiêu thụ của cải, tiền bạc vật chất, “ tiền nào của nấy”, mà còn rất đúng trong các môi trường khác, như: nghề nghiệp, các nhân đức … “ có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta biết rằng, Nước Thiên Chúa đã bắt đầu với việc Đấng Cứu Thế đến gieo vãi Lời Hằng Sống. Tuy nhiên, vương quốc nầy chỉ được thành lập trọn vẹn vào ngày tận thế, và trước đó, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm