Dụ ngôn về người gieo giống cho thấy tấm lòng quảng đại bao la của Thiên Chúa. Ngài gieo vải hạt giống khắp mọi nơi. Những ơn lành của ngài, ngài phân phát cho tất cả mọi người, một cách hào phóng. Ngài không quan tâm xem xét những gì ngài gieo có mang lại hoa trái hay không. Ngài cho đi một cách rộng rãi. Không hà tiện, bủn xỉn.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Đạo Kitô giáo có một nét đặc sắc độc đáo là, Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, vừa là Thiên Chúa thật, vừa là con người thật. Từ đó phát xuất rất nhiều nghịch lý, mà bài Phúc Am hôm nay trình bày một số tiêu biểu.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
« Các con đừng sợ !». Ba lần Chúa Giêsu lặp đi lặp lại để trấn an các môn đệ trước viễn tượng đầy khó khăn, thử thách của đời sống người tông đồ. Thế nhưng thử hỏi: Chúa Giêsu có sợ hay không ?- Xin thưa: có và không.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô không phải như các lễ khác. Bởi vì đây không phải là kính nhớ một biến cố lịch sử của cuộc đời Chúa Kitô. Có thể nói đây là một lễ của tín lý, như lễ Thiên Chúa Ba Ngôi. Bí tích Thánh Thể được cử hành và tiếp tục một cách trực tiếp và cụ thể trong thánh lễ Tạ Ơn. Rõ ràng Thánh lễ Tạ Ơn là trung tâm và chóp đỉnh của tất cả cuộc sống kitô hữu. Chính tại nơi đây, mà người tín hữu được nuôi dưỡng, biến đổi trở thành môn đệ, tông đồ và con cái Chúa.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Bằng lý trí tự nhiên, con người có thể khám phá ra sự hiện hữu của Thiên Chúa và một số đặc tính của ngài, như Đấng Tạo Hóa, thiện hảo, vĩnh cửu, vô cùng... Thế nhưng, con người không thể nào hiểu biết được những mầu nhiệm về bản tính thần thiêng của ngài, chẳng hạn Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Hai biểu tượng thường được dùng trong Kinh Thánh để trình bày Chúa Thánh Thần là Gió và Lửa. Cũng giống như Gió tự do, muốn thổi đâu thì thổi. Cũng giống như Lửa đem lại ánh sáng, đồng thời đem lại hơi ấm, nồng nhiệt.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Từ ngày sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần cho các môn đệ. Các ông biết ngài hằng sống. Các ông đón nhận những lời căn dặn sau cùng của ngài. Bây giờ các ông phải hiểu rằng, sứ mạng của ngài trên mặt đất đã kết thúc. Chúa Giêsu phải trở về với Chúa Cha. Không bao giờ người ta sẽ nhìn thấy ngài nữa, không bao giờ người ta sẽ nghe những lời ngài nói nữa, sẽ không bao giờ người sẽ ở gần ngài như từ trước đến giờ.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Ai tuân giữ luật Chúa Giêsu truyền là dấu chỉ cho thấy người ấy yêu mến ngài. Ai yêu mến Chúa Giêsu thì sẽ được Chúa Cha yêu mến. Và như thế, chính là hạnh phúc đích thực, vĩnh cửu. Biết như thế, nhưng trong đời sống đạo thường ngày, chúng ta đã vâng giữ lệnh Chúa như thế nào ?- Nói khác đi, đâu là tinh thần của sự vâng giữ các giới luật của Chúa ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Kinh nghiệm trong cuộc sống cho thấy, không ai sống mà không có mục đích, mà không tự tạo cho mình một mục tiêu, một đường hướng để theo. Có những mục đích ngắn hạn, trước mắt, như kiếm được nhiều tiền, thăng quan tiến chức, sống lâu trường thọ...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Ơn Thiên Triệu, hay Ơn Kêu Gọi, theo nguyên ngữ là lời mời gọi của Chúa Giêsu gởi đến cho mọi người. Ngài là Chúa Chiên Lành, hiểu biết và yêu mến từng con chiên một. Ngài mời gọi từng người bước theo ngài để có thể hưởng nhận đời sống sung mãn của ngài; và đồng thời, trao ban sứ mạng loan truyền ơn cứu độ cho mọi người trong địa vị, hoàn cảnh sống của riêng mình. Một ơn gọi duy nhất, nhưng có nhiều ơn huệ, thừa tác vụ, nhiều công việc khác nhau.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Tâm trạng của hai môn đệ trên đường Emmaus vào buổi chiều Phục Sinh thật bi đát. Cả hai hoàn toàn thất vọng. Các ông đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thoát Israel và đặt trọn niềm tin nơi ngài. Thế nhưng, niềm hy vọng đó bỗng chốc tan thành mây khói: Chúa Giêsu bị bắt, bị đối xử một cách tồi tệ, bị đóng đinh vào thập giá, và chịu chết như một tên tội phạm tầm thường.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúa Giêsu phục sinh vào hôm sau ngày sabbat, nghĩa là ngày thứ nhất trong tuần của người Do thái; ngày mà bây giờ chúng ta gọi là Chúa nhật. Ngay chiều hôm đó, ngài đã hiện ra với một vài môn đệ. Lúc bấy giờ, tông đồ Tôma vắng mặt. Tám ngày sau, cũng là ngày thứ nhất trong tuần, tức là ngày chúa nhật, ngài lại hiện ra lần nữa cho cũng với nhóm môn đệ đó. Lần này, Tôma có mặt.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sáng nay, khắp nơi trên thế giới, trong các nhà thờ kitô giáo, cũng chính một bài ca, cũng chính một công bố, cũng chính một khẳng định vững chắc được nghe thấy: Đức Kitô mà người ta đã giết chết, đã trở lại cuộc sống sung mãn và vĩnh viễn ! Ngài đã phục sinh ! Không phải là vô ích mà ngài bằng lòng chịu chết.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Để hiểu rõ ý nghĩa của Đêm Canh thức Phục Sinh mà chúng ta đang cử hành, chúng ta hãy nghĩ đến nghi thức khai mạc mà chúng ta vừa trải qua.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trong tâm thức của nhìều người, hôm nay không phải là một ngày thứ sáu như những ngày thứ sáu khác. Đó là một ngày gợi lên sự đau khổ và chết chóc. Đau khổ và chết chóc là những thực tại thuộc về con người. Đó là những thử thách khắc nghiệt cho tất cả mọi người. Thế nhưng, con người này của đồi Calvê, như lời của một trong hai tên trộm cướp cùng chịu đóng đinh đã nói: “ Ong ta không làm gì cả. Ong ta vô tội”.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chiều hôm nay, chúng ta được mời đến tham dự Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa Giêsu, một điểm hẹn có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, và một giá trị vô biên, ảnh hưởng dứt khoát đến hạnh phúc đời đời của chúng ta. Bởi vì đó không chỉ đơn thuần là một kỷ niệm trong quá khứ, mà chủ yếu là làm sống lại cử chỉ rửa chân của Chúa Giêsu cho các môn đệ, tức là thực hiện vai trò người tôi tớ phục vụ, hay là làm sống lại dấu chỉ của bánh và rượu, tượng trưng cho một cuộc đời hy sinh, trao hiến cho người khác.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Đọc bài Thương Khó theo thánh Matthêu, chúng ta rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng, trong suốt thời gian những gì xảy ra cho chính mình, Chúa Giêsu vẫn luôn luôn giữ thinh lặng. Người ta cố công vô ích tố cáo ngài một cách công khai và sai trái.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Câu chuyện Lagiarô trở lại cuộc sống chi có vài dòng. Tuy nhiên, nó nhấn mạnh là, sự chết đã bắt đầu sự việc hủy diệt của nó sau bốn ngày, và Lagiarô khi ra khỏi mồ, vẫn còn bị những ràng buộc của sự chết giữ lại. Những người thân của ông phải tháo những dãi băng cho ông. Tuy nhiên, sự Phục sinh của Chúa Giêsu thì còn vinh quang hơn nhiều. Câu chuyện của ngày hôm nay chỉ là một sự khơi gợi về những gì mà Chúa Giêsu sẽ sống và sẽ làm cho nhân loại sống sau này.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta hiểu rõ tại sao thánh Gioan, trong Phúc Âm của mình, không ngừng trở lại cái nhu cầu thiết yếu của đời sống con người: “ ánh sáng và chân lý”. Trong lời mở của Phúc Am, khi nói về Chúa Giêsu, được gọi là Ngôi Lời, Lời Chúa, đến trần gian, để thực hiện công cuộc cứu độ cho nhân loại, thánh nhân đã viết: “ nơi ngài, có sự Sống, và sự Sống là Ánh sáng con người.. Ngôi Lời là sự Sáng thật, đến trần gian, soi sáng tất cả mọi người”.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Câu chuyện Chúa Giêsu gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria bên bờ giếng Giacob thực là một diễn biến tiệm tiến, từ từ tiến lên cao điểm, như ánh sáng đến thay thế bóng đêm và xâm nhập dần dần tất cả mọi sự.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm