Những cơn giống bão vào những ngày đầu tiên. Khi đọc và suy ngẫm câu chuyện cơn giông bão được làm cho yên lặng, các kitô hữu đầu tiên không chỉ nghĩ đến những gì mà các tông đồ đã sống khi tháp tùng Chúa Giêsu, trên hồ Tiberia. Họ cũng nghĩ đến, và nhất là những gì mà chính họ sẽ phải sống.
Cuộc sống của họ không phải luôn luôn là nghỉ ngơi. Còn lâu mới được như thế. Những cơn giông bão phải đương đầu, họ đã có rất nhiều. Những cơn giông bão nổi lên ở bên trong và bên ngoài các cộng đoàn.
Ở bên trong, những khó khăn thường đến từ những xung khắc giữa những con người với nhau, đến từ những chân trời văn hoá khác nhau, có những nhạy cảm khác biệt, và như thế, đã không diễn dịch cùng một cách thế những đường hướng mà Chúa Giêsu để lại. Điều đó có thể dẫn đưa đến sự tạo ra phe nhóm, hay ngay cả phe nhóm giai cấp, đương đầu với nhau.
Ở bên ngoài, đó là trách nhiệm loan báo Tin Mừng, rất thường khi, nhấn chìm các tông đồ ở giữa cơn giông bão. Điều mà họ rao giảng, thường khơi dậy những phản ứng rất mãnh liệt. Rất nhiều người công kích họ. Những cuộc bách hại khốc liệt, đã thường đưa nhiều môn đệ Chúa Giêsu đi đến chỗ phải chết vì đạo, rất thường lặp đi lặp lại vào lúc khởi đầu kitô giáo.
Khi đọc lại biến cố vượt qua biển hồ Tiberia, họ suy ngẫm về cái cách mà Đấng Phục Sinh hiện diện ở giữa các cơn bão táp.
Những cơn giông bão ngày nay. Về nhiều phương diện, hoàn cảnh của chúng ta khác với hoàn cảnh của các kitô hữu đầu tiên. Ở đây trong đất nước chúng ta hiện nay chẳng hạn, không ai bị nguy hiểm lớn lao, và nhất là, một cách chính thức và công khai, không ai bị nguy cơ mất mạng sống khi làm chứng đức tin của mình. Chúng ta không biết đến loại giông bão này. Thế nhưng, chúng ta biết đến những loại khác, cũng rất khó khăn khi phải đương đầu: những cơn giông bão của bản thân làm lung lay, hay làm hoài nghi những xác tín sâu sắc nhất… những cơn giông bão đe doạ sự hợp nhất của đôi bạn đời, hay sự hoà hợp của các con trẻ… những cơn giông bão của công ăn việc làm, làm cho đời sống không có thể bình an, hay dẫn đưa đến một sự thất nghiệp… những cơn giông bão ở giữa một cộng đoàn kitô hữu mà chúng ta dấn thân một cách sâu sắc… Chúng ta cũng không quên nhiều cơn giông bão, thuộc đủ mọi loại, từ vài thập niên trở lại đây, làm chao đảo Giáo Hội chúng ta.
Thật vậy, ở bên trong cũng như ở bên ngoài, không thiếu những cơn giông bão dữ dội làm lung lay Giáo Hội và đức tin của chúng ta.
Như thế thì, thử hỏi câu chuyện về cơn giông bão được làm cho yên lặng, vừa được công bố, có thể giúp chúng ta đương đầu với những cơn giông bão bản thân của chúng ta và của Giáo Hội hay không ?-
Chúa luôn luôn hiện diện một cách kín đáo. Câu chuyện này là một sự giúp đỡ cho chúng ta, bởi vì nó khẳng định rõ ràng, và mời gọi chúng ta tin tưởng vững vàng rằng, ở giữa những cơn giông bão của chúng ta, cho dù bản chất chúng có thế nào đi nữa, chúng ta không bao giờ bị bỏ rơi một mình. Đức Kitô Phục Sinh luôn hiện diện ở đó với chúng ta. Ngài ở đó, ngài thực hiện lời hứa sẽ ở cùng với những người thân yêu “ tất cả mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28,20 ), và ngài quan tâm đến những cơn giông bão mà chúng ta phải trải qua, sẽ không phải là những cơn giông bão tiêu diệt, mà còn là giúp đỡ cho việc lớn lên và trưởng thành của chúng ta.
Một số người nói, tốt lắm. Thế nhưng, nếu Đức Kitô ở đó, ở giữa những cơn giông bão của chúng ta, tại sao ngài lại ngủ ?- Tại sao ngài yên lặng ?- Tại sao ngài không thức dậy, và cất cao giọng để làm cho gió yên biển lặn, và làm cho hạ những ngọn sóng hung hãn, như ngài đã làm trên biển hồ Tiberia ?- Ngài có phải là Đấng Toàn Năng, Đấng Phục Sinh hay không ?- Ngài có phải là chủ của giông gió và biển cả hay không ?-
Chắc chắn là ngài như thế. Thế nhưng, điều quan trọng là phải hiểu rõ rằng, quyền năng mà ngài bày tỏ ra trong câu chuyện của thánh Marcô, trước hết có một giá trị tiên tri. Nó loan báo sự chiến thắng chung cuộc của Đức Kitô trên sự dữ và những quyền lực sự chết đang hoạt động nơi chúng ta và trong thế giới.
Khi khuất phục sóng gió trên biên hồ Tiberia, Chúa Giêsu không dấn thân can thiệp luôn luôn trong cuộc đời chúng ta để làm êm dịu một cách ngoạn mục những cơn giông bão đang đe doạ chúng ta, và làm chúng ta hoảng sợ. Tuy nhiên, ngài bảo đảm chúng ta về sự hiện diện của ngài, đang khi mời gọi chúng ta đừng bao giờ mất lòng trông cậy vào ngài, và hãy vững lòng lên đường hướng về bờ bên kia, nơi mà ngài muốn chúng ta cập bến.
Những cơn giông bão nào mà chúng ta sẽ phải đương đầu ngày mai ?- Không ai có thể nói trước điều đó. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể nói, chính là Đức Kitô sẽ ở đó, bên cạnh chúng ta, thinh lặng và kín đáo, tháp tùng và giúp chúng ta vượt qua an toàn .
Đối với sự hiện diện thực sự và hiệu quả này mà Đức Kitô đã làm cho đến ngày tận thế, thử hỏi không thích hợp để tạ ơn hay sao ?- Chúng ta hãy tạ ơn đang khi chúc mừng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ở giữa bí tích Thánh Thể của chúng ta.