Thứ Sáu, 06 Tháng Chín, 2024 00:00
Chúa Nhật XXIII Quanh Năm B ( Mc 7, 31-37 ) năm 2024

Người câm-điếc. Câu chuyện chữa lành này được viết theo cách thế giúp chúng ta hiểu được cách hành động của Thiên Chúa đối với con người. Nó không nói cho chúng ta biết tại sao con người này lại câm và điếc, và cũng không trao cho một câu trả lời cho vấn đề sự dữ.

Trong Kinh Thánh, chứng lặng thinh và mất khả năng nhận thức thính giác dùng để diễn tả những ngẫu tượng, hình ảnh của con người chết, và nêu lên đặc tính những người thờ cúng những sản phẩm do những bàn tay con người làm ra. Họ trở nên câm đối với Lời của Thiên Chúa và không có khả năng ca tụng Thiên Chúa. Chính là để thoat khỏi tất cả những điều đó mà Chúa Giêsu đến cứu chữa chúng ta, khi sử dụng gương mặt của cái chết được vượt qua.

Thánh Marcô đặt bối cảnh này trong một xứ sở dân ngoại: điều đó loan báo của sự mở rộng ra của các dân tộc cho đức tin. Điều đáng chú ý là từ ngữ của sự chữa lành lại là “ hãy mở ra”, và không là “ hãy nghe, hãy nói”, như người ta mong đợi. Con người bi giam hãm trong chính mình, không đủ khà năng cho sự “ ra đi ” này, cuộc xuất hành này sẽ cứu chữa nó khỏi sự chết, nó nhìn thấy được giải thoát. Từ nay trở đi, nó có khả năng hiệp thông với những con người, và điều đó làm cho nó hiệp thông với Thiên Chúa.

Sự trả thù của Thiên Chúa ( bài đọc 1 ). Dân Israel sụp đổ dưới những trận đòn của Assyrie. Dân tộc trở thành nô lệ, không có quyền ăn nói ( không lời nói ) và chỉ nghe những lệnh truyền phải lao động. Thế nhưng, đó chính là sự tự do của Thiên Chúa đã bị hủy bỏ, tức ý định giao ước của ngài.

Lời tiên tri của Isaia trước hết nhắm vào sự giải thoát lịch sử của Israel và, qua đó, sự thiết lập lại cái “quyền” của Thiên Chúa. Tuy nhiên, cái nhìn của tiên tri hướng về bên kia. Ong nhìn thấy trong sự phục hưng của Israel hình ảnh của một sự tạo dựng lại. Lệnh truyền của sự sáng tạo thử hỏi không phải đã bị làm rối loạn khi một dân tộc bị giản lược thành một dân tộc khác trong sự nô lệ hay không ?- Này đây, những dòng sông của thiên đàng được đánh thức, mặt đất nhìn thấy sự phì nhiêu của nó, những người mù trông thấy được và những ngươi điếc nói được. Vấn đề không chỉ liên quan đến Israel nữa, mà là toàn thể trái đất và toàn thể nhân loại. Trong bài đọc thứ ba, Đức Kitô thực hiện lời tiên tri của isaria. Đó là sự trả thù của Thiên Chúa.

Khi Thiên Chúa chạm đến con người. Người ta xin Chúa Giêsu đặt tay trên người tàn tật. Đây là cử chỉ của sự bảo vệ và nhận lãnh trách nhiệm. Thế nhưng, Chúa Giêsu còn đi xa hơn nữa. Những cử chỉ được thánh Marcô diễn tả có thể xem như là ghê tởm. Một cái nhìn bề ngoải cũng cò thể làm cho chúng ta nghĩ đến một sự ma thuật nào đó.

Thực vậy, tác giả Phúc Am muốn tỏ cho chúng ta thấy rằng, Chúa Giêsu đến gặp với con người ở chính ngay nơi của sự dữ. Ngài không bay lướt qua nỗi bât hạnh của chúng ta, bằng cách chữa lành từ xa. Ngài đến kết hôn với con người.  Nhờ Đức Kitô, Thiên Chúa thực sự bước vào trong thân phận con người đang là miếng mồi của sự dữ. Thành Phaolô sẽ nói: “ Thiên Chúa đã làm cho ngài nên tội lỗi vì chúng ta, ngài không biết đến tội lỗi ( 2 Cor 5, 21 ).

Tòm lại, trong một ngôn ngữ khác, người ta sẽ nói rằng, quyền lực của sự sống và của tình yêu, mà chúng ta gọi là Thiên Chúa, tự rẽ lối vạch một con đường di qua sự dữ của chúng ta, nhập vào nó và vượt qua nó.

Và tất cả những điều đó được bày tỏ và được thực hiện trong sự Vượt Qua của Đức Kitô.

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com