Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta lưu ý mấy điểm sau đây:
Trước hết, Chúa Giêsu chữa lành. Những phép lạ chữa lành tỏ cho thấy, Thiên Chúa tình yêu là kẻ thù của sự dữ của con người. Đức Kitô, trong lễ Vượt Qua của ngài, sẽ nắm lấy tất cả quyền lực trên tất cả mọi sự. Vì ích lợi của chúng ta. Những phép lạ là dấu chỉ báo cho biết sự kết thúc của sự xung đột giữa con người với thiên nhiên đang muốn tự khẳng định chính mình trên con người, và sẽ kết thúc bằng việc nghiền nát con người. Bệnh tật và cái chết là những đột biến của sự xung đột này.
Bài Tin Mừng của chúng ta minh họa giai đoạn từ niềm tin còn do dự đi đến đức tin hoàn toàn vào sự phục sinh. Chúng ta hãy lưu ý là, viên trưởng hội đường và người đàn bà đau khổ vì bệnh loạn huyết lúc khởi đầu ở trong trạng thái dường như là “ ma thuật”. Người đàn ông kêu nài một sự đặt tay; người đàn bà tin vào giá trị của một sự chạm vào áo của Chúa Giêsu.
Thế nhưng, nên nhớ rằng, tất cả hai người đang là miếng mồi ngon của sự tuyệt vọng. Cả hai, như con gái ông Giairô, “ đã tới chỗ đường cùng”. Tất cả đều đã được cố gắng, tất cả đều đã được thử, và tất cả đều thất bại. Vì thế, cả hai đều tìm đến lối thoát trong Đức Kitô. Mặc kệ cho sự không hoàn hảo của sự tiếp cận của họ. Chính là phép lạ làm cho họ tiến triển.
Thư hai là giai đoạn đi đến Lời Nói. Người đàn bà đau khổ vì một căn bệnh mất máu nhìn thấy rõ Chúa Giêsu như là nguồn sống và chữa lành; thế nhưng, bà ta tưởng tượng rằng, người ta có thể tùy ý sử dụng ngài mà không cho ngài biết. Cử chỉ chạm đến áo của Chúa Giêsu chắc chắn là nặng về đức tin, thế nhưng thuộc về đức tin nào ?-
Đức tin thuộc về lãnh vực của mối quan hệ: bà ta trông cậy vào sự tự do của người khác, trong những quyết định của họ. Ở đây, không có gì như thế: người đàn bà này bám lấy Chúa Giêsu như người ta bám lấy một phương thuốc cuối cùng. Chúa Giêsu sẽ bắt buộc bà bước sang trong lãnh vực của lời nói, là lãnh vực của sự liên lạc, trao đổi. Ngài làm cho bà ta nói lên, ngài làm cho bà ta “ nói lên tất cả sự thật.”. Như thế, bà ta không còn đứng “ ở phía sau” nữa: bây giờ bà ta đang diện đối diện với Chúa Giêsu, bà ta đang ở trước mặt Chúa Giêsu. Đó là điều kiện cần thiết cho một liên minh đích thực.
Còn ông Giairô, ông cầu xin một “ sự đặt tay”. Chúa Giêsu sẽ không thực hiện điều đó; ngài cầm lấy tay của đứa bé và nói với nó: “ Con hãy chỗi dậy !”, từ ngữ nói về sự phục sinh. Hình ảnh Chúa Giêsu đến giải thoát nhân loại khỏi sự chết. Cũng là hình ảnh của bí tích, là một cử chỉ kèm theo một lời nói, là nơi của một sự liên lạc.
Sau cùng, được chữa lành và được cứu độ. Đức tin của người đàn bà pha lẫn với sự sợ hãi. Đức tin của ông Giairô cũng vậy. Phép lạ, được sống như là một cuộc gặp gỡ và không còn như một hiện tượng kỳ diệu, sẽ làm cho hai nhân vật này vượt qua từ sự sợ hãi đi đến đức tin hoàn hảo; đức tin hoàn hảo không thể tương hợp với sự sợ hãi. Hai từ ngữ được dùng để đành giá cuộc phiêu lưu của người đàn bà: được chữa lành và được cứu độ. Sự chữa lành của bà ta đã là hoa trái của một niềm tin, mà là của một niềm tin ở ngay từ đầu.
Ơn cứu độ thì lại là một sự hoàn toàn khác: nó là hoa trái của đức tin trọn vẹn. Đức tin và ơn cứu độ, đó cũng chính là một thực tại; bởi vì đức tin là sự thống nhất với người đã mang vác lấy tất cả mọi sự dữ của thế giới, và làm chúng tan biến đi khỏi thế giới.
Còn về con gái ông Giairô, Chúa Giêsu gặp gỡ cô bé vào cái lúc mà cô không còn là một đối tác của sự liên lạc, trao đổi; Chúa Giêsu đến với cô vào cái lúc mà cô không có khả năng để nói nên lời. Ngài tái tạo lại cô như là một người đối thoại. Ngài có thể làm điều đó, bởi vì ngài là sự hiện diện nhân loại của Lời Sáng Tạo, và bởi vì, tất cả con người được Thiên Chúa tạo dựng không thể nhìn thấy một cái chết, là cái đi xa hơn cũng chỉ là một hình thức của giấc ngủ mà thôi. Chúa Giêsu khẳng định “ Cô bé không chết, nó đang ngủ đó.”
Nhờ Đức Tin, mọi sự đều có thể được thực hiện.