Vào năm 2004, báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng của Pháp đồng loại đưa tin về hai thánh niên khoảng 14 tuổi. Đó là Lublin và Pierre, nhất là Pierre.
Pierre, đứa con trai bất hạnh, đã giết chết cha mẹ và em của nó. Nó đã bị xét xử và kết án.
Thế nhưng, người ta đã mau chóng quên lãng Lublin. Thật là đáng tiếc ! Bởi vì cũng chính ngày đó, trong một miền khác, nhìn thấy một chiếc xe bị chìm trong một hố sâu tràn ngập nước xoáy, không nói một lời, Lubin đã vội vã lao xuống để cứu một người hành khách; thế mà, thân xác của Lubin đã bị một dòng nước hung hãn nuốt trững, làm cho anh biến mất trong một vài tích tắc, trong một cái cổ chai chật hẹp của một hệ thống ống cống dẫn nước không được che chắn chắc chắn.
Hôm nay, sau khi nghe bài Phúc Âm về Chúa Chiên Lành, chúng ta nghĩ đến Lubin. Chúng ta không biết tôn giáo của anh ta, nền giáo dục ra sao, hay lý tưởng sống của anh thế nào, nhưng chúng ta biết rằng, anh đã trao hiến mạng sống của mình để một vài người được cứu thoát. Ở cuối đường hầm thoát nước nghiệt ngã đã nghiền nát anh, anh đã trình diện với Thiên Chúa, với đôi mắt trong sáng, và thưa rằng: “ Lạy Chúa, Chúa đã trao ban cho con sự sống, con đã hy sinh nó để cứu thoát ba người khác; từ nay, cuộc đời con thuộc về Chúa”.
Sự hy sinh của Chúa Giêsu, một hành động duy nhất. Sau khi đã nhắc lại “ chuyện rao vặt này”, chúng ta nghĩ rằng, bài Phúc Âm hôm nay sẽ sáng sủa hơn và đáng tin cậy hơn. Bởi vì, với câu chuyện về những con chiên và chủ chăn, những người xấu và những người tốt, những người làm thuê hay những người can đảm, chúng ta có thể ở trong tâm trạng của một bài đọc có một chút lãng mạn, “ một câu chuyện đẹp” cần phải xem ở rạp chiếu phim.
Trong lịch sử, đã có biết bao nhiêu người, giống như Lublin, đã thực sự “ trao hiến mạng sống của mình” vì những người khác. Qua đó, chúng ta nhận ra rằng, Chúa Giêsu nói với chúng ta về thực tại, thực tại của đời sống được trao ban, mất đi và được lại. Và khi ngài nói với chúng ta, “ Ta biết các chiên của Ta” và “ Ta hiến mạng sống vì chiên của Ta”, thì vấn đề rõ ràng quan trọng hơn là một hành động nhân loại, thậm chí hành động anh hùng đi nữa. Chúa Giêsu nói với chúng ta về hành động yêu thương, của ngài, duy nhất, cứu thoát nhân loại trong tất cả mọi thời đại và tất cả các dân tộc.
Bài học của Phúc Âm hôm nay còn hướng về cái ý nghĩa của sự tập họp và hiệp nhất. Chúa Giêsu nói về việc “ chỉ có một đàn chiên” và “ chỉ có một chủ chăn”. Và ở đó, vô phúc thay, chuyện thời sự lại quá ác độc. Thực tế mỗi ngày, những phương tiện truyền thông kể lại cho chúng ta những cuộc tàn sát mới, những cuộc ám sát và bạo lực làm cho con người đối lập nhau, và làm ngăn cách các cộng đoàn với nhau. Ngược lại, với hình ảnh Chúa Chiên Lành, Chúa Giêsu nói với chúng ta về việc đến gần nhau, tập họp lại với nhau, và mời gọi chúng ta làm việc để thực hiện sự hiệp nhất thực sự, nghĩa là sự hiệp nhất của tình yêu và trong tình yêu.
Với một cuộc sống được trao ban một cách tự do. Chúa Giêsu đã hy sinh cuộc đời mình như biết bao nạn nhân bất hạnh trong tất cả mọi thời đại. Thế nhưng, ngài xác định rõ với chúng ta rằng, sự sống của ngài, không ai đã dùng vũ lực cướp lấy, mà chính ngài đã trao ban một cách tự do, không giới hạn. Chính vì thế mà sự hy sinh của ngài là độc nhất. Sự hy sinh của ngài là sự hy sinh duy nhất, có thể tập họp tất cả mọi tạo vật của tất cả mọi thời đại, như được nhắc nơi cái chết của ngài: “ Họ nhìn xem Đấng mà họ đã đâm thâu qua” (Ga 19 ).
Đây là một tình yêu lấp đầy qua bên kia cái chết. Trong thư của mình, thánh Gioan nói về tình yêu mà Thiên Chúa đã đổ tràn đầy trên chúng ta. Tình yêu này thật vĩ đại, lớn lao. Tình yêu này là độc nhất.
Chúng ta đang ở giữa mùa Phục Sinh, một thời gian của niềm vui, của sự tái sinh. Niềm vui Phục Sinh không được làm chúng ta quên lãng lễ hy sinh của thập giá. Đôi khi có một vài người nói vào dịp Phục Sinh: bây giờ người ta không còn nói về sự đau khổ, cũng không nói về cái chết của Chúa Giêsu, mà người ta chỉ nói về sự sống không còn có thể bị hủy diệt nữa. Ngược lại, những bài đọc hôm nay nhắc chúng ta nhớ lại rằng, không có sự sống, nếu không có một cái chết được chấp nhận và chịu trao nộp.
Một tình yêu như tình yêu đó, chúng ta không thể hình dung một cách cụ thể. Chính vì thế mà thánh Gioan xác định rõ rằng: “ Anh em hãy nhìn xem, tình yêu mà Thiên Chúa Cha đổ tràn đầy trên chúng ta lớn lao dường nào: ngài đã muốn rằng chúng ta được gọi là con cái của Thiên Chúa, và chúng ta là thế”. Chúng ta hãy nhấn mạnh động từ được dùng: đổ tràn đầy. Bởi vì không có thể hình dung một tình yêu lớn lao như thế, hoàn hảo như thế, bền vững như thế.
Trong thế giới, có rất nhiều cậu bé Lublin, hiến dâng mạng sống một cách tự do để một vài người được cứu thoát, trong đời sống tự nhiên. Thế nhưng, chỉ có một mình Đức Kitô, vị Chúa Chiên nhân lành, đã trao hiến mạng sống của mình cho toàn thể nhân loại, và đưa nhân loại về với Cha của ngài, bởi vì “ tình yêu mà Chúa Cha đổ tràn đầy trên chúng ta thì thật lớn lao và kỳ diệu”.