Thứ Năm, 21 Tháng Ba, 2024 00:00
Chúa nhật Lễ Lá Năm B ( Mc 14, 1-15, 47 ) năm 2024

Trong suốt những năm này, khi công bố Tin Mừng, Chúa Giêsu thực hiện rất nhiều dấu chỉ chứng tỏ ngài yêu mến từng người một. Những việc chữa lành này, các Phúc âm vẫn thường gọi là những dấu chỉ, ngài thực hiện một cách rất kín đáo và khiêm tốn. Thế nhưng, đám đông nhiệt tình không thể ngăn mình tung hô những lời khen ngợi.

Tất cả những dấu chỉ này xác nhận sự mô tả diện mạo mà tiên tri Isaia nói về Đấng Cứu Độ khi ông nói: “ người què nhảy lên, người điếc nghe được, người câm nói được, Tin Mừng được loan báo cho những người nghèo khó…”.

Tuy nhiên, một số người đã làm biến chất tầm quan trọng của những dấu chi khi cho rằng: “ Chính nhờ Belgiebut ( tà thần ) mà ông ta thực hiện điều đó; ông ta đã liên kết với ma quỷ”.

Hôm nay ngài thực hiện một dấu chỉ cuối cùng: dấu chỉ đã được tiên tri Giacaria loan báo ( 9, 8-10 ). Tiên tri nói đến việc Đấng Cứu Độ đến, sẽ thiết lập một kỷ nguyên hoà bình, hạnh phúc cho tất cả mọi người; ngài sẽ tước đi khỏi xứ sở những chiến xa, ngựa chiến và cung tên chiến trận. Vương quốc của ngài sẽ được thiết lập cho đến tận cùng trái đất. Dấu chỉ để nhận ra Vua hoà bình đến: ngài sẽ tiến lên, trên con lừa con. ( Ngựa là con vật để cưỡi của những chiến binh và người đi chinh phục. Con lừa là một con vật gia đình, được dùng cho công việc đồng áng. Con ngựa đưa đến sự hủy diệt và chết chóc. Con lừa cho phép làm cho đất trổ sinh hoa trái và sống ).

Dấu chỉ thật rõ ràng. Và Chúa Giêsu thực hiện dấu chỉ này. Những người dân nhỏ bé không lầm khi ca hát lên niềm vui của họ. Họ tung hô ngài như một vị Vua mới, thuộc dòng dõi vua David.

Vua David đã khai mở một thời đại an bình khi thiết lập những biên giới chắc chắn cho vương quốc của mình, và đẩy lùi tất cả mọi kẻ thù.

Chúa Giêsu mở ra một kỷ nguyên mới, khi tự giới thiệu như một vị vua chiến đấu chống lại tất cả mọi hình thức của sự dữ, của cái ác, và thủ tiêu tất cả những gì nhắc nhớ đến chiến tranh và sự tàn phá của nó. Đứng trước Philatô đang chất vấn ngài, ngài không chối vương quyền của ngài. Tuy nhiên, từ ngữ này quá làm giảm giá trị do hình ảnh chiến tranh và chinh phục để được hiểu trong thời điểm kích động này, trong khi đó Chúa Giêsu tự giới thiệu như một vị vua khiêm tốn và hoà bình. Đó là một dấu chỉ tiên tri để nói rằng:     “ Sẽ đến một ngày”. Bởi vì ngài đã biết rằng, từ lâu, những người tại chỗ đã quyết định trừ khử ngài.

Thực vậy, từ lâu, một cuộc tranh chấp nặng nề đã gây ra sự đối đầu giữa Chúa Giêsu và nhà cầm quyền tôn giáo. Cái cách nói về Thiên Chúa của ngài, gọi Thiên Chúa là Cha, cái cách đặt con người tương quan giữa con người với Thiên Chúa, và Thiên Chúa với con người, khi ngài nói: “ Ngày sabbat được lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sabbat”, tất cả những điều đó làm cớ vấp phạm cho những người tán dương một sự tùng phục tuyệt đối của con người, kể cả trước bệnh tật và sự dữ. Thay vì một mối tương quan tuyệt đối, ở đó Thiên Chúa ở trên con người, và con người ở dưới Thiên Chúa, Thiên Chúa thì thống trị và con người thì bị chế ngự, Thiên Chúa thì được tôn vinh, và con người thì bị hạ thấp xuống, Chúa Giêsu bày tỏ một Thiên Chúa trở thành đối tác của con người, một Thiên Chúa đề nghị cho con người ký kết giao ước với ngài, trong tình thương yêu.

Tuy nhiên, chỉ cho thấy một Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, nói rằng chính Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đến để liên kết với chúng ta, giới thiệu một Thiên Chúa không theo hình ảnh của quyền lực con người được tán dương… chỉ có thể làm cho những người đứng về phía nhà cầm quyền cảm thấy bất an. Mà, Chúa Giêsu, thân phận Thiên Chúa, không đòi ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng ngài đã tự trở nên giống chúng ta, hoàn toàn, trừ tội lỗi..

Từ ngày này, chúng ta hiểu rằng, không có gì có thể biện minh cho việc, nhân phẩm cao quý của bất cứ người nào bị nhạo báng, chế giễu. Con người hiểu rằng, trong con tim và trong thân xác của họ, họ đã chịu đựng sự trừng phạt, sự hành hạ và cái chết, bởi vì trước các quyền lực, họ đòi sự tôn trọng con người, của tất cả mọi người.

Vào buổi sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, trước vị Thượng tế đang chất vấn ngài, có đúng hay không ngài là Con Thiên Chúa, thì chỉ cần ngài trả lời “ không”, hay chỉ có một sự khinh thường nào đó,.. thì lẽ ra ngài đã cứu được mạng sống của ngài. Thế nhưng, hành động như thế là ngài lại chối bỏ chính mình, và điều đó sẽ càng tệ hại hơn việc chối thầy của Phêrô nữa.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã tỏ ra trung thành với Cha ngài, trung thành với tất cả mọi người và trung thành với chính mình. Noi theo gương của ngài, chúng ta đừng chối bỏ niềm tin vào Chúa Giêsu của chúng ta, cũng đừng chối bỏ sự quyết tâm đi theo ngài, cũng đừng chối bỏ sự hiểu biết của chúng ta về phẩm giá con người.

Nếu những người bênh vực bần cùng nhất và nghèo khổ nhất, thì chúng ta đừng quan tâm đồng lõa với những người muốn giới thiệu họ như những người cách mạng bất hạnh lạc lỏng bên ngoài tôn giáo đích thực. Sự doạ dẫm này đã gây ra quá nhiều sự tàn phá như nó đã làm vào ngày thứ sáu, khi những người năm ngày trước đó đã tung hô ngài, nay lại quay lưng lại với ngài.

Nếu Chúa Giêsu đã ký thác thân phận Thiên Chúa của ngài nơi Cha ngài, để liên kết, gặp gỡ nhân tính của chúng ta, thì chúng ta đừng sợ từ bỏ những sự yên tĩnh của chúng ta, để làm tăng giá trị địa vị cao quý của những con người đang mang lấy những nét đau thương của Đấng chịu đóng đinh vào thập giá.

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com