Có, sở hữu, độc quyền.. được diễn tả nhanh chóng bằng những từ ngữ quyền hành, có thể, có bao nhiêu quyền hành..Để hưởng thụ của cải của mình thì có bao nhiêu quyền hành loại trừ người khác ra khỏi.
Điều đó đã là quan trọng khi nói liên quan đến những của cải vật chất; thế nhưng, khi dính dáng đến những của cải thiêng liêng, là những của cải đến từ Thiên Chúa, từ Thần Khí của ngài và của Đức Kitô của ngài, khi thái độ này vượt qua lý tri, làm cho xảy ra một sự mờ dần của đức tin và một sự chống lại chứng từ.
Và tuy nhiên, rõ ràng là từ sự chiếm đoạt này mà phung vụ hôm nay nói với chúng ta qua hai ví dụ cụ thể, cách nhau hàng ngàn năm, và giống như một cách lạ thường. Một của sách Dân số, và cái khác của Tin Mừng thánh Marcô.
Sách Dân Số chắc chắn kể cho chúng ta một trong những “ khẳng định” đầu tiên của Lịch Sử. Này đây đang giữa cuộc tập họp của những Kỳ Lão của dân Do Thái, Thần Khi ngự nơi con người của Môisen được phân phát ra trên họ. Có sự chia sẻ.
Mặc dù vắng mặt trong cuộc gặp gỡ, hai vị Kỳ Lão, bề ngoài chính các ông cũng được đầy tràn Thần Khí, bắt đầu nói tiên tri. Họ bị tố giác. Giosue ra lệnh ngắn họ lại vì lý do thực hành một cách không hợp pháp ơn huệ nói tiên tri. Thế nhưng, Môisen không cùng phe với ý kiến đó, kêu lên rằng: “ Oi ! Lạy Chúa, chớ gì Thần Khí làm cho tất cả dân tộc của Chúa, thành một dân tộc tiên tri !”
Ngày hôm đó, Môisen thực sự đã nói tiên tri: thực sự rõ ràng là một ngày kia, dân tộc mới của Thiên Chúa, Giáo Hội, sẽ là dân tộc nói tiên tri.
Một ví dụ khác được kể ra trong Tin Mừng thánh Marcô. Chính tông đồ Gioan, chính ngài nổi dậy và đến kể lại cho Chúa Giêsu: “ Thưa Thầy, chúng con đã thấy một người nào đó trục xuất ác thần, nhân danh Thầy. Chúng con đã muốn ngăn cản anh ta, bởi vì anh ta không thuộc nhóm chúng ta, không thuộc về những người đi theo chúng ta.” Và Chúa Giêsu, Môisen mới, liền trả lời: “ Đừng ngăn cản anh ta !”
Như thế, từ Môisen cho đến Chúa Giêsu, cũng chính cơn cám dỗ rình mò các môn đệ: dùng những ơn huệ của Thiên Chúa để thực hiện một quyền hành, tự xưng là quan tòa, sở hữu một đặc quyền, một độc quyền, dựng lên những rào cản.
Cái cơn cám dỗ này đã là cơn cám dỗ của các kitô hữu, cơn cám dỗ của Giáo Hội trải dài qua những thế kỷ, qua những cơ chế và những cơ quan của mình.
“ Thần khí và các cơ quan”: đó có thể là đầu đề của phụng vụ hôm nay, nhấn mạnh rất rõ ràng và rất mạnh mẽ rằng, Thần Khí thổi ở đâu ngài muốn, ngài tự do hành động bên ngoài những cơ cấu được thiết lập, và ngài từ chối một thứ chính thể quý tộc thiêng liêng hay thuộc về tôn giáo.
Người ta có thể nói về thể chế mà Chúa Giêsu đã nói về ngày Sabbat: nó được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì cái thể chế. Khi cơ chế không dùng vào viêc phục vụ con người nữa, phục vụ của Thánh Linh, thì khi đó, nó phải tự hồi phục lại, hay là phải biến mất.
Điều đó thuộc về những những sự cắt xén đau đớn, biểu tượng, mà bài Tin Mừng của chúng ta nói đến; thế nhưng, thật là cần thiết để cứu lấy cuộc sống và làm cho cuộc sống thành công: “ Nếu con mắt hay bàn tay, hay chân không còn dùng để phục vụ cuộc sống nữa, mà trở thành những tác nhân hủy diệt, làm hư hỏng, đối bại, thì bấy giờ phải móc chúng ném đi.”
Thời đại của chúng ta đã có thể quan tâm đến một sự sơ cứng của cơ quan của Giáo Hội, không có thể nối kết sự đối thoại với những con người của thế kỷ của chúng ta áp đặt. Một vị tiên tri đã chổi dậy: thánh Gioan XXIII. Ngài đã triệu tập một công đồng.
Thật vậy Thần Khí đang hành động hôm nay: ngài gọi Giáo Hội đến một sự tươi trẻ mới.