Thử hỏi có gì còn lại trong tâm hồn của các môn đệ vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, nếu không phải là kỷ niệm của một con người đã sống thực hiện điều lành và một nỗi buồn sâu thẳm ?-
Trước hết, Cái chết ở đó. Cái chết của một người công chính, của một người bị kết án, của một người bị loại trừ. Vâng, tất cả đã chấm dứt. “ Chúng tôi đã hy vọng”, các môn đệ trên đường Emmaus, vào buổi chiều Phục sinh, đã nói như thế. Việc loan báo phục sinh đã bị xóa nhoà ra khỏi ký ức của các ông.
Chính với những ý nghĩ này mà các phụ nữ đi đến mộ, mang theo dầu thơm mà các bà đã chuẩn bị sẵn. Sự mất tích của thân xác Chúa càng làm gia tăng những nỗi hoài nghi của các bà. Và các bà cảm thấy sợ hãi khi hai người hiện ra với các bà, trong bộ y phục chói lọi, rực rỡ.
Thứ đến, những dấu chỉ của cái chết. Từ thế giới ngày nay, cũng chính những nỗi hoài nghi, cũng chính những vấn nạn, cũng chính những lo lắng đó càng ngày càng dâng cao.
Cái chết. Nó hiện diện khắp nơi. Chúng ta không biết khuất phục nạn đói. Chúng ta không biết tìm kiếm việc làm cho tất cả mọi người. Chúng ta không biết đón tiếp những người xa lạ. Chúng ta không biết dập tắt những tổ ấm khỏi cảnh bạo lực không ngừng nảy sinh nơi chúng ta, trong những khu ngoại ô và những nơi khác, dưới tất cả mọi miền. Chúng ta không biết đón nhận sự sống đang nảy sinh, cũng không biết tháp tùng sự sống đang kết thúc.
Giống như các môn đệ, giống như các người phụ nữ đến mồ để tẩn liệm thân xác của Đức Kitô, cơn khủng hoảng của niềm hy vọng bóp nghẹt chúng ta, nắm bắt chúng ta bằng sự sợ hãi… và chúng ta không nhớ đến những lời của Chúa Giêsu khi ngài còn ở Galilêa, “ Con Người phải bị nộp vào tay những người tội lỗi, ngài phải bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba, ngài phục sinh”. Đối với chúng ta, cuộc đời không xó mục đích, không có lối thoát, với những mâu thuẫn không thể chịu đựng nỗi. Như thế, có phải chúng ta chỉ sống ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mà … không có ngày Phục Sinh hay sao ?-
Đồng thơi, Dấu chỉ phục sinh. Anh em đừng tìm Đức Kitô phục sinh nơi những người chết ! Phải chăng những dấu chỉ chết chóc mà chúng ta cảm nhận mỗi ngày, không phải cũng là những lời kêu mời quan tâm đến những dấu chỉ phục sinh hay không ?-
* Những con người hướng về một niềm hy vọng của công lý, của hoà bình và đón nhận ơn hoà giải.
* Những người trẻ tự tổ chức để chiến thắng tình trạng bấp bênh, kêu gọi tình liên đới và mở ra những con đường đích thực của tương lai.
* Những tổ ấm dám tin vào tình yêu và lòng chung thủy.
Thử hỏi, điều xảy ra với Chúa Giêsu trong sự Phục Sinh không nói lên sư thật về ý nghĩa của những cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại sự dữ, và về những nguyên nhân của những chiến thắng riêng tư của chúng ta hay sao ?- Điều chưa được hoàn thành trọn vẹn sẽ được ngài thực hiện. Thế nhưng Chúa phục sinh đã làm cho chúng ta sống bằng tình yêu chiến thắng sự chết.
Nhờ ngài và với ngài, chúng ta có thể làm nảy sinh điều mới mẻ từ lịch sử. Nhờ ngài và với ngài, chúng ta có thể mở ra cho tất cả mọi người con đường vĩnh cửu.. với điều kiện là phải đi theo con đường tự hiến hoàn toàn của chúng ta, theo gương của Đức Kitô chết và sống lại.
Sau cùng, chứng từ của chúng ta. Vì thế, chính với tư cách là chứng nhân của sự Phục Sinh mà chúng ta được mời gọi sống như những kitô hữu. Chúng ta không thể không nói lên những gì chúng ta thấy và những gì chúng ta nghe. Chính với chứng từ của Các Môn đệ, đã trải qua từ hoài nghi và hy vọng chết chóc đến niềm tin sống động và niềm vui, mà chúng ta kêu gọi, khi chúng ta nói về Đức Kitô hằng sống. Ngày nay, cũng chính với chứng từ của các cộng đoàn nối tiếp nhau và đã chuyển thông cho chúng ta Tin Mừng mà chúng ta phải lên tiếng kêu gọi.