Thứ Tư, 14 Tháng Bảy, 2021 00:00
Chúa nhật XVI Quanh năm B ( Mc 6, 30-34 ) năm 2021

Lời Chúa hôm nay muốn trao gởi cho chúng ta những sứ điệp sau đây:

Bản tính nhân loại của Chúa Giêsu. Chúng ta là những kitô hữu, chúng ta khẳng định và tin tưởng vững chắc chắn rằng, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể. Ngài là người và Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật: bao nhiêu người là bấy nhiêu Thiên Chúa, bao nhiêu Thiên Chúa là bấy nhiêu người. Nói như thế, mỗi khi chúng ta đọc và suy ngẫm Kinh Thánh, chúng ta thường có khuynh hướng nhìn thấy nơi ngài quyền năng thấn thiêng nhiều hơn là sự yếu đuối nhân loại. Thực vậy, chúng ta nhìn thấy ngài chữa lành rất nhiều bệnh nhân, làm cho người tàn tật đi được, đua trở về cuộc sống những người được xem như đã chết. Ngài xua đuổi những tà thần, truyền lệnh cho gió bão và biển yên lặng. Ngài là một con người, chắc chắn rồi, nhưng được phú bẩm những quyền năng như thế đến nỗi chỉ cần một bước phải vượt qua để xem con người này như là một siêu nhân.

Tuy nhiên chỉ cần để ý một chút để nhân ra ràng, Chúa Giêsu của các sách Tin Mừng là một sinh linh đầy tràn nhân tính, cũng chịu lệ thuộc thân phận con người và luật lệ của bản tính loài người. Và hôm nay, một cách đặc biệt đáng chú ý là, chúng ta nhìn thấy ngài quan tâm đến việc rút lui vào một nơi hoang vắng, cùng với các môn đệ của ngài vừa trở về sau một ngày làm việc mục vụ căng thẳng và mệt mỏi. Ngài nói với các ông: “ Các con hãy đi xa ra, và nghỉ ngơi một chút.”

Sự nghỉ ngơi này, ngài mong ước cho các ông và cho chính ngài. Ngài nói với các ông: “ Các con hãy đến”, chứ không nói: “ Các con hãy đi.” Điều đó cho biết rằng, ngài sẽ nghỉ ngơi với các ông. Nghỉ ngơi là một nhu cầu thuộc về nhân loại, một sự cần thiết của con người. Ai không biết sử dụng sự nghỉ ngơi vào những thời điểm thích hợp là tự hủy hoại sức khỏe của mình. Đối với Chúa Giêsu và các môn đệ của ngài, rút lui ra xa để lấy lại hơi sức, và suy nghĩ về hoạt động của các ông, không phải là làm mất đi cái sứ mạng phải thực hiện, mà trái lại, sử dụng phương thế để thực hiện sứ mạng này tốt hơn.

Như vậy, Chúa Giêsu quan tâm đến sức khỏe và sự quân bình tâm lý tốt đẹp của các môn đệ của ngài. Ngài biết, cùng với các ông, thu xếp cho mình những thời điểm để nạp lại năng lương; bởi vì chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng cần những thời điểm giống như thế để đảm nhận những trách nhiệm của chúng ta ở gia đình, ở nơi làm việc, ở trường học, mà cũng ở trong những công việc mục vụ của chúng ta nữa. Phải biết ghi vào sổ nhật ký của chúng ta những thời điểm xả hơi, mà không có một mặc cảm tội lỗi nào cả.

Ngài chạnh lòng thương. Tuy nhiên, Chúa Giêsu và các môn đệ sẽ không được ở yên quá lâu nơi hoang vắng. Những đám dân chúng kéo đến gặp gỡ các ngài ở đó, ngay cả trước khi các ngài trở về. Bấy giờ, một tình trạng tiến thoái lưỡng nan được đặt ra: thử hỏi cần phải yêu cầu đám đông dân chúng trở về nhà của họ, hay là phải đón tiếp họ và đáp ứng những mong đợi của họ ?-

Thánh Marcô nói với chúng ta rằng, Chúa Giêsu “chạnh lòng thương”. Đây không phải là vấn đề một tình cảm chiếu cố làm cho ngài sẽ nói rằng: “ Oi những con người đáng thương ! như vậy họ đáng thương, như vậy họ thật là bất hạnh !” Đúng hơn vấn đề là một sự ý thức về sự khao khát mà những con người này đến với ngài, đang tìm kiếm ánh sáng và chân lý. Họ tìm thấy nơi Chúa Giêsu cái nguồn sống này mà chắc chắn họ đã tìm kiếm từ lâu, và đã không gặp thấy ở bất cứ nơi đâu, trước khi gặp được ngài.

Một con người có cái tâm, có tấm lòng. Để đáp ứng những sự chờ đời của họ, Chúa Giêsu điều chỉnh những chương trình của ngài. Đoạn, ngài bắt đầu giảng dạy họ nhiều điều. Đối với ngài, đó là điều khẩn thiết nhất. Chắc chắn là sau đó một chút, ngài sẽ tìm thấy thời gian để nghỉ ngơi một chút với các môn đệ.

Chúng ta kết luận gì về đoạn Phúc Am này ?- Chúng ta sẽ chỉ kết luận rằng, Đức Kitô mời gọi chúng ta đáp ứng, một cách hồn nhiên và luôn luôn, tất cả những lời cầu xin có thể được gởi đến cho chúng ta. Tuy nhiên cần phải biết phân định: một vài lời cầu xin thì có thể chấp nhận được, một số khác thì ít hơn, một vài cái khác nữa thì không bao giờ.

Đồng thời, đoạn Phúc Am này cũng mời gọi chúng ta đi đến một thái độ mềm dẻo hơn là một thái độ cứng ngắt, khắc nghiệt. Chấp nhận để cho mình bị quấy rầy. Chấp nhận để không phải luôn luôn làm chủ thời gian của mình và của những công việc của mình. Sự mềm dẻo có tính cách Tin Mừng. Nó là một sự diễn tả của đức bác ái mà Đức Kitô đã làm gương cho chúng ta.

Đoạn Phúc Am cũng khơi gợi cho chúng ta sắp xếp cuộc sống của chúng ta trong khi làm cho tương hợp với vị trí thích hợp với những phản ứng của con tim. Chúa Giêsu không phải là một trong những con người thuần lý trí, lạnh lùng và quyết đoán, xét xử tất cả và thực hiện tất cả với một luận lý lạnh lùng và khắt khe. Ngài là một con người có tâm. Ngài biết động lòng thương xót. Ngài dễ bị làm cho tổn thương. Nguòi ta có thể làm cho ngài mủi lòng. Tóm lại, ngài đầy tràn nhân tính.

Chúng ta cũng vậy, chớ gì chúng ta luôn luôn là, và luôn luôn trở thành những con người càng ngày càng có tâm hơn. Để cuộc sống càng ngày tốt đẹp hơn, có nhiều niềm vui hơn, bình an hơn và hạnh phuc hơn.

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com