Sách Xuất Hành kể lại cho chúng ta rằng, dân Israel, trong tình trạng bất an nơi hoang địa Sinai, đi đến chỗ luyến tiếc những lương thực của Ai Cập. Thế là tất cả cộng đoàn cằn nhằn và phản đối chống lại Môisen. Họ nhớ đến những nồi thịt béo, củ hành củ tỏi và bánh được ăn no nê. Chính vì thế mà dân Do thái lại đặt vấn đề về sự giải thoát của họ, về sự Vượt qua của họ. Thực ra, dân chúng bắt đầu đo lường cái giá của sự tự do.
Dưới sự hướng dẫn của Môisen, ngày xưa dân Do thái đã ca lên bài ca cảm tạ với Thiên Chúa đã đưa dẫn họ ra khỏi đất Ai Cập. Bây giờ họ phải tin cậy, phó thác vào ngài, và họ sẽ phải làm điều đó trong suốt chiều dài lịch sử của họ. Họ là Dân của niềm tin. Họ đã có kinh nghiệm về sự rủi ro mà điều đó bao gồm, tức là những điều kiện đòi hỏi của Giao Ước.
Thử hỏi Abraham, Cha của những kẻ tin, đã không cảm nghiệm “ sự chóng mặt “ này, khi ông trèo lên núi cao với Isaac, đứa con duy nhất của ông, mà ở trên nó, lời hứa của một dòng dõi rất đông, nhiều như sao trên trời, như cát dưới biển, được cam kết cho ông, mà chính nó, ông sắp hiến tế nó cho Thiên Chúa, hay sao ?-
Thử hỏi không phải cũng chính sự rối loạn, cũng chính những thử thách đã siết chặt dân Israel khi vừa mới được giải thoát khỏi đất Ai Cập, họ thấy mình rơi xuống dưới một sự nô lệ chết người mới, là: nô lệ của cái đói và cái khát không ?- Thử hỏi có phải vì cái hoang địa chết chóc này mà Thiên Chúa đã làm cho họ giải thoát khỏi bàn tay của vua Pharaon không ?-
Thế nhưng này đây, manna rơi xuống và một đàn chim cút xuất hiện: “ Mah hou ?” Đó là cái gì vậy ?- Điều đó muốn nói lên điều gì ?-“
Thế là dân Do thái tự hỏi với nhau, trong khi nhìn thấy cái loại sương giá này được đặt trên mặt đất và tỏ ra có giá trị dinh dưỡng, với đủ mọi thứ mùi vị.
Môisen trả lời: “ Đó là Manna của Thiên Chúa .” Đó là cách mà Thiên Chúa can thiệp với dân của ngài để nhắc họ nhớ về sự tin cậy, phó thác.
Lúc bấy giờ dân Israiel lại có thêm kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa, về quyền năng và sự trung tín của ngài; ngài dẫn đưa dân của ngài, từng ngày một, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của họ. Họ phải là dân của niềm tin cậy, phó thác. Vì thế, Thiên Chúa không khoan dung khi họ muốn trù liệu lương thực manna cho ngày mai của họ. Lương thực này chỉ có thể dùng cho một ngày, cho ngày hôm nay. Manna như thế làm thành một thử thách. Nó dạy cho dân Do thái biết trở nên nghèo khó, qua cái khẩu phần mỗi ngày này, nó có thể loan báo một cách nhiệm mầu lời cầu nguyện của kinh Lạy Cha: “ xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày !”. Đó cũng chính là sự nghèo khó, tùng thiếu, và đó cũng chính là sự tin cậy, phó thác.
Việc biến bánh và cá hóa ra nhiều nơi hoang địa cũng bao hàm một câu hỏi.
Chúa Giêsu thất vọng. Với đám đông, ngài nói: “ Các ngươi tìm Ta, không phải vì các nguoi đã thấy những dấu lạ, nhưng là vì các người đã được ăn bánh no nê.” Người ta coi ngài như một người làm phép lạ, chứ không phải là đặt câu hỏi muốn biết: “ Thực sự, ngài là ai ?-“
Chúa Giêsu không làm một sự thi đua vói “ manna”. Ngài sẽ không là một “ Môisen phi thường”. Ngài sẽ không ngừng tố giác sự sai lệch giữa những gì mà chúng ta cầu xin và những gì mà chính ngài muốn trao ban cho chúng ta. Chúng ta hãy nhớ người đàn bà xứ Canaan muốn trở về nhà với phép lạ của ngài, trong khi Chúa Giêsu muốn tự bày tỏ trực tiếp cho bà ta, và quan tâm đến bà ta mãi mãi…
Chúng ta thường giống những đứa bé đòi hỏi những viên đá, trong khi Cha trên trời muốn trao cho cơm bánh; chúng đòi những con bọ cạp, trong khi ngài đã chuẩn bị cho chúng những con cá; chúng muốn một cái tùi nước… thì, chính là nguồn suối nước dồi dào chảy vọt ra ở trong tằm tay của chúng. Chúa Giêsu khẳng định: “ Ta, Ta là bánh sự Sống.”
Chính trong cái bối cảnh này mà Chúa Giêsu tự bày tỏ ra, cho tất cả con người và cho tất cả mọi người, như là lương thực duy nhất lấp đầy tất cả sự mong đợi của họ, và mãi mãi giải thoát họ khỏi tất cả những thứ thay thế tạm bợ khác.
Ai ăn bánh này. Không bao giờ đói nữa. Không bao giờ khát nữa.