Thứ Năm, 03 Tháng Hai, 2022 00:00
Chúa nhật V Quanh năm C ( Lc 5, 1-11 ) năm 2022

Đức Kitô đã không muốn loan báo Tin Mừng một mình. Ngài đã muốn được giúp đỡ. Vì thế, ngài đã mời gọi con người trở thành môn đệ của ngài, hành động với ngài và nhân danh ngài. Luôn luôn là như thế. Không có môn đệ, thì Phúc Âm không truyền bá.

Những người được gọi. Những người mà Đức Kitô kêu gọi trở thành môn đệ của ngài không phải là những người tinh tuyền, những người thánh, rất giỏi giang, và rất xứng đáng. Không bao giờ.

Simon Phêrô là một ngư phủ. Chúng ta biết ông cũng là một người tội lỗi. Ông đã chứng minh điều đó. Các bạn của ông cũng một loại như thế, là những ngư phủ và cũng là những người tội lỗi. Thánh Phaolô là một con người có nhiều phẩm chất tốt. Xét theo nhân loại, đó là một con người sáng chói. Ông lui tới với các bậc thầy trong dân. Có tính kiên quyết ; tuy nhiên, ông đã bách hại các kitô hữu. Ông đã từng thú nhận: “ Tôi không xứng đáng được gọi là Tông đồ; bởi vì tôi đã bách hại Giáo Hội của Thiên Chúa” ( 1Co 15 ). Thế mà, Đức Kitô đã kêu gọi ông trở thành một trong những vị thánh vĩ đại nhất của ngài, một trong những môn đệ có hiệu quả nhất và đáng chú ý nhất của ngài. Bây giờ đến Isaia ! Ông cũng không phải là một vị thánh. Ông không ngần ngại tự nhìn nhận: “ Khốn cho tôi ! Tôi chết mất, bởi vì tôi là một người có lưỡi môi không tinh sạch” ( Is 6,5 ).

Đó là loại người mà Thiên Chúa và Chúa Giêsu chọn lựa. Tốt hay ít tốt, xuất sắc hay kém xuất sắc, thánh nhân hay tội lỗi. Mặc kệ. Tất cả đều là những ứng viên để trở thành môn đệ và rao giảng Phúc Âm. Như thế chúng ta cũng là những ứng viên.

Một kinh nghiệm. Theo thói quen, khi Thiên Chúa và Đúc Kitô kêu gọi một ai đó để chu toàn một sứ mạng quan trọng, thì các ngài tỏ mình ra cho họ một cách thuyết phục. Đó là điều mà ba bản văn vừa được công bố để lại cho chúng ta.

Isaia được kêu gọi giữa một mạc khải. Thánh Phaolô có con đường đi Damas. Simon Phêrô được trở thành kẻ chài lưới người và các bạn của ông từ bỏ tất cả để theo Đức Kitô, sau khi đã sống cái kinh nghiệm của mẻ lưới kỳ diệu.

Thế nhưng, tất cả không phải luôn luôn được diễn tiến như thế. Đức Kitô cũng nói trong nơi bí mật của tâm hồn. Ngài để cho nghe thấy qua những biến cố mà bài đọc có thể là dài và khó khăn. Trong tất cả mọi trường hợp, những con người quyết định đi theo ngài và loan báo Phúc Âm của ngài bằng cách này hay cách khác, đã thực hiện điều đó, sau khi đã thực sự gặp được ngài.

Ở đây chúng ta phải nói rằng, được Rửa tội khi còn rất trẻ không đủ để thực sự gặp được Đức Kitô. Kinh nghiệm hằng ngày minh chứng điều đó. Đã gặp được Đức Kitô, những con người có thể có một chút kinh nghiệm này, và lý giải về kinh nghiệm đó. Đã thực sự gặp được Đức Kitô, những con người mà Đức Kitô là một nhân vật hằng sống, chất vấn và đánh dấu cuộc đời họ. Đã gặp được Đức Kitô, những con người sẵn sàng dấn thấn nhân danh ngài. Họ không cần phải đông đảo.

Tuy nhiên cũng không cần phải là linh mục, tu sĩ, nhân viên mục vụ để có thể gặp được Đức Kitô. Cuộc gặp gỡ này, những người được kêu gọi đến sống cuộc gặp gỡ này là những người mà Phúc Âm được loan báo, và họ đã đón nhận và gắn bó với Phúc Âm ( 1 Co 15 ). “ Gắn bó với Phúc Âm”, chính thánh Phaolô đã dùng công thức đẹp đẽ này. Nó bao gồm một sự tìm kiếm sâu xa những giá trị mà Phúc Âm chứa đựng và một nỗ lực liên lỉ để sống Phúc Âm.

Điều đó không bao giờ là tất nhiên. Điều đó thường hay quấy rầy. Rất nhiều lần, điều đó bó buộc phải sống ngược dòng.

Sự sẵn sàng. Sau khi đã nghe Thiên Chúa nói với mình, sau khi đã tuyên xưng sự bất xứng của mình, sau khi đã được tinh luyện, Isaia thưa với Thiên Chúa: “ Xin hãy sai tôi, tôi sẽ là sứ giả của ngài” ( 6,8 ). Ông vừa mới bước qua từ sự nói không hết lời hết ý sang đến chỗ hoàn toàn sẵn sàng.

Với Phaolô cũng thế. Ông chống đối Đức Kitô dữ dội. Khi ông đã bước sang lãnh vực của ông, ông trở thành một trong các môn đệ nhiệt tình nhất. Simon Phêrô cũng sống một thực tế đó, các bạn ông cũng thế. Sau khi ý thức được tính cách hiệu quả của Lời Chúa Giêsu được tỏ ra trong mẻ lưới, họ đã “ để lại tất cả và đi theo ngài” ( Lc 5 ).

Làm thế nào không xem xét một chút đời sống của chúng ta sau câu chuyện của những kinh nghiệm như thế ?- Làm thế nào chúng ta không tự hỏi xem chúng ta có phải là những môn đệ quá nhu nhược không ?- quá ít dám nghĩ dám làm không ?- quá ít can đảm không ?- quá mê ngủ không ?- quá để mình chiều theo sự dễ dãi và để buông trôi hơn là dấn thân trọn vẹn ?-

Chúng ta sẵn sàng làm gì để giúp đỡ Giáo Hội lớn lên và làm tròn sứ mạng ?- Chúng ta sẵn sàng làm gì, có bao nhiêu thì giờ chúng ta sẵn sàng dâng hiến để làm cho giáo xứ chúng ta sinh động hơn và Phúc âm hóa hơn ?- Chúng ta dấn thân bằng cách nào trong cuộc đấu tranh cho công lý, việc làm, bình đẳng, cho sự tôn trọng những người khuyết tật ?- Những câu hỏi này không phải là không thích hợp. Chúng đơn giản là kitô giáo và Phúc Âm mà thôi.

Mỗi người phải chọn lãnh vực và phương án cho cuộc đấu tranh của mình, sau khi đã lắng tai nghe lời kêu gọi mà Đức Kitô làm cho mình nghe được. Xin Chúa Thánh Thần, được trao ban trong bí tích Thánh Thể, soi sáng những câu trả lời của chúng ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com