Lời Chúa hôm nay muốn gởi gắm cho chúng ta những sứ điệp chính yếu sau đây:
Thứ nhất: về luật “ Mắt đền mắt, răng thế răng”. Một cách hồn nhiên, chúng ta chấp nhận và sống một sự công chính “ không vượt qua những sự công chính của những người luật sĩ và những người biệt phái.” Trật tự của những sự vật bị xáo trộn bởi một hành động bạo lực, đối với chúng ta, dường như phải được tái thiết lập lại bằng một hành động bạo lực cân xứng mà chúng ta gọi là “ trừng phạt”, bởi vì chúng ta không dám gọi nó là “ trả thù.”
Thử hỏi một sự thiệt hại có thể được sữa chửa bằng một sự thiệt hại khác hay không ?- Những sự hiệp thông bị tống khứ, loại trừ như thế. Những nền văn minh của chúng ta không còn lắng nghe Phúc Am. Chúng tự đóng kín mình lại trong cái vòng lẫn quẫn của bạo lực, một thứ bạo lực được chính nó sản sinh ra, không bao giờ chấm dứt.
Đức Kitô đề nghị với chúng ta một sự thoát ra khỏi cái vòng khủng khiếp đó. Hãy nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành, được thể hiện bằng tình yêu bất bạo động. Ngài có thể đề nghị điều đó cho chúng ta, bởi vì chính ngài đã đi qua cái cánh cửa nhỏ hẹp này. Phúc Am mà chúng ta đọc hôm nay chỉ để diễn tả điều mà chính Đức Kitô đã làm trọn trong cuộc Khổ Nan của ngài. Sự sống ở cuối con đường này. Không có một con đường nào khác.
Thứ hai, là không phá hủy Đền Thờ. Đền Thở của Thiên Chúa, chính là chúng ta. Tất cả mọi người chúng ta. Sự xây dựng được thực hiện bởi Thiên Chúa, chính là nhân loại. Chỉ là Một. Tất cả chúng ta cùng làm thành “ đền thờ của Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần”. Chính nơi đó Thiên Chúa ngự trị, và chỉ ở nơi đó mà thôi.
Tuy nhiên, nếu ngài cư ngụ nơi những người còn chưa có khả năng làm nên Một, chính là để đưa dẫn họ về sự hiệp nhất này, trong mức độ họ chấp nhận đi trên con đường tiến về sự hiệp nhất.
Chính trong cái khung này mà cần phải hiểu tất cả những huấn lệnh Phúc Am về sự tha thứ, về tất cả những huấn lệnh “ Anh em không được xét đoán.” Tất cả mọi sự phải được cống hiến vào “sự hiệp thông” giữa những con người với nhau, bởi vì chính ở đó mà thôi, mỗi người trong chúng ta tìm thấy sự thật của mình và cuộc sống của mình. Những người tín hữu thành Corintô bị chia rẽ về những người lãnh đạo tinh thần của họ, phe nhóm của Phêrô, của Phaolô, của Apollo… Chính sự chia rẽ này đã phá hủy “ Đền Thờ” Thiên Chúa, đẩy xa Thiên Chúa ra khỏi các cộng đoàn của họ.
Thứ ba là“ Phần thưởng”. Chúng ta bứt rứt khi nghe Chúa Giêsu nói về phần thưởng. Có thể chúng ta phải nghe nói về “ sự bù đắp, sự bồi thường“. Thực ra, người chấp nhận trở thành nạn nhân của sự bất công, người tha thứ những bất công… sẽ tạo ra một hoàn cảnh bất công khác, trong thế giới con người và trong thế giới thiêng liêng. Người ta thường nghĩ, sự tha thứ là một sự chối bỏ sự công bình, bởi vì hành động xấu không được bồi thường, không được bù đắp “ trên mặt đất”.
Sự trống không của sự công bình này cần phải được lấp đầy. Chính Thiên Chúa lấp đầy nó. Vì thê,“ Phần thưởng” hệ tại ở việc đạt đến hình ảnh của Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa, ở việc trở nên hoàn hảo như Cha trên trời là Đấng Hoàn Hảo.
Bởi vì, sự hiệp thông giữa những con người với nhau đã bị xâu xé bởi hành động hủy diệt của những con người đã làm tổn thương chúng ta. Cho nên, khi chúng ta bước vào sự hiệp thông với Thiên Chúa, là nguồn và là mục đích của tất cả những hòa giải và tất cả sự thật, chúng ta mới hưởng nhận hạnh phúc đích thực, sung mãn và vĩnh viễn, trong Vương Quốc Tình Yêu của ngài.
Đó là sứ điệp mà Thiên Chúa muốn mời gọi chúng ta sống và thực hiện, trong cuộc sống, cách đặc biệt là thời gian chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh sắp tới.