Thứ Tư, 01 Tháng Chín, 2021 00:00
Chúa Nhật XXIII Quanh Năm B ( Mc 7, 31-37 ) năm 2021

Những bản văn phụng vụ mà chúng ta vừa nghe, tỏ cho thấy đầy dẫy những nỗi khốn khổ của con người. Trong bài Tin Mừng, một người câm-điếc; trong bài đọc một, những người mù, những người câm-điếc, những người què; còn trong bản văn của thánh Giacôbê, ngài đề cao những người nghèo mà người ta đã để qua một bên, để chỉ quan tâm phục vụ những người giàu có.

Những người đau khổ, những người bị tổn thương, và những người bị đặt qua bên lề xã hội, có rất nhiều, vào thời của Chúa Giêsu. Cũng còn có rất nhiều, ngày hôm nay. Người ta thậm chí nói đến những người nghèo mới, những người khốn khổ mới, những người bất hạnh mới, như: những kẻ nghiện ma túy, những người tỵ nạn, những người vô gia cư, những người mắc bệnh sida, những người bị đói ăn của thế giói thứ ba và của những khu ổ chuột ở ngoại ô của những thành phố xa hoa hiện đại. Ơ khắp nơi, bên cạnh một số người có một cuộc sống sung túc, thoải mái, thì có những đám đông nhiều vô kể những con người khốn khổ bị bỏ rơi, hay bị đối xử một cách bất công.

Đó là sự kiện gây bức xúc và phẫn nộ của thời đại chúng ta! Mọi người đều biết điều đó. Vấn đề là chúng ta đã quen với sự kiện gây phẫn nộ này, nên tỏ ra chai lì, vô cảm. Những hình ảnh của những trẻ em gầy trơ xương của những xứ sở xa xôi không còn làm cho chúng ta xúc động nữa. Chúng ta rất khéo léo nhắm.nghiền đôi mắt, và chúng ta đã thành công để tự thuyết phục chúng ta rằng, tự bản thân cá nhân, chúng ta không thể làm được gì để thay đổi hoàn cảnh.

Tuy nhiên, Đức Kitô tự để cho chính bản thân mình có liên can. Điều cần phải xem xét trong bài Tin Mừng hôm nay, chính là cái cách mà Chúa Giêsu tự đặt mình có liên can với người đau bệnh mà người ta giới thiệu với ngài. Ngài không chạy trốn. Ngài không chuồn khỏi nơi đó bằng một cái cớ giả tạo biện minh nào đó. Ngài để cho chính bản thân ngài liên can một cách sâu đậm đối với anh ta. Người đau bệnh này đang ở trước mặt ngài. Chỉ anh ta mới đáng kể trong thời điểm quý báu này. Chúa Giêsu xem anh ta như một con người hoàn toàn xứng đáng hưởng nhận sự quan tâm của ngài.

Điều đáng để ý là, Chúa Giêsu không ngần ngại tiếp xúc thể lý với người khuyết tật. Ngài đặt các ngón tay vào những tai của anh ta, ngài chạm vào lưỡi anh ta, với nước miếng của ngài. Những cử chỉ có vẻ có một chút ghê tởm mà ngày nay người ta không làm nữa.

Vì thế, chúng ta đừng quên cái khía cạnh này, và chúng ta hãy giữ lấy cái khát vọng này của Chúa Giêsu, là không chỉ giúp đỡ những con người bất hạnh từ xa mà thôi. Ngài biết để mình trở nên gần gũi, ngài biết thiết lập một mối liên hệ trực tiếp và cá nhân của ngài với người đi đến với ngài. Ngài không sợ phải hòa lẫn với nỗi đau khổ của con người; ngài không sợ chạm đến nỗi đau khổ đó. Ngài chìm ngập vào trong đó để biến đổi nó. Và cái hiệu quả thật chắc chắn, rõ ràng và cụ thể. Khi chạm vào Đưc Kitô, người câm-điềc bắt đầu nghe và nói được, những người què quặt đi được, những người phong cùi được chữa lành...

Hai lời giáo huấn cần phải nắm giữ của bài Tin Mừng này. Đó là chúng ta hãy sống gần gũi, và chúng ta hãy để cho gần gũi.

Điều thứ nhất liên can đến tất cả những người bất hạnh mà chúng ta rất thường khi nghe nói đến. Một số người sống rất xa chúng ta. Tuy nhiên, một số khác thì hầu như ở bên cạnh nhà chúng ta, ở ngoài cửa nhà của chúng ta. Chỉ cần chúng ta buốc ra khỏi nhà, hay đi qua vài con đường, hay di chuyển về một khu phố khác là gặp thấy họ. Chúng ta được mời gọi hãy thực hiện điều đó. Đức Ktiô đề nghị chúng ta đừng có sợ gần gũi với những con người này, đừng có sợ nói chuyện với họ. Ngài mời gọi chúng ta hãy lắng nghe họ, để họ nói lên những nỗi khó khăn của họ, và để cảm nhận được nâng đỡ.

Lòi giáo huấn thứ hai mời gọi chúng ta không chỉ đi đến với những người nghèo khổ, những người bất hạnh, những người bị thương tổn của cuộc sống, mà chúng ta còn để cho họ đến với chúng ta, gặp gỡ chúng ta. Đó là điều mà Chúa Giêsu đã làm.

Để cho họ được gặp chúng ta, có nghĩa là, đừng có đóng chặt cửa nhà chúng ta sau những lối tránh né, những cái cớ ngụy biện được viện ra để thồi thoát. Đừng có nói: “ Thực sự tôi không có thời giờ ! Tôi không thể làm gì cho anh ! Tôi rất muốn, nhưng rất tiếc, điều đó không nằm trong khả năng của tôi !.”

Để cho họ được gặp chúng ta, trước hết là với tính cách thể lý, bằng cách trao ban thời gian cho những người gõ cửa nhà chúng ta. Tuy nhiên, hãy để cho họ được gặp chúng ta, nhất là trong những nhịp đậy yêu thương của con tim. Để chúng ta được làm cho xúc động, để chúng ta được làm cho lung lay tận đáy tâm hồn chúng ta. Không phải một lần lướt qua, mà là luôn luôn, suốt ngày, ngày này qua ngày khác. Điều đó thật là khó, nhưng thật quý giá, cần phải thực hiện !

Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu chạm đến con tim chúng ta, để ngay ngày hôm nay, chúng ta sẽ là nhũng con người có cái tâm. Những con người được làm thương tổn bởi những người khác, để đi đến với họ và giúp chữa lành họ.

Chúa Giêsu đã hứa điều đó: những người điếc nghe được, những người câm nói được, những người què nhảy lên được.. ngài trông cậy nơi chung ta để thực hiện những lời hứa của ngài. Để đem lại hạnh phúc đích thực cho mọi người.

Và như thế, điều kỳ diệu sẽ xảy ra.

GIÁO XỨ NÚI SẬP
Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.
ĐT: (02963) 869.239 - 866.787      DĐ: 0913.708.201
Email: ntkag53@gmail.com      Website: giaoxunuisap.com