“ Đối với các con, Thầy là ai ?-“
Sau một thời gian khá dài rao giảng và hoạt động nơi các đồng bào của ngài, một hôm, Chúa Giêsu cảm thấy cần phải biết điều mà người ta nghĩ về ngài, điều mà người ta cảm nhận về ngài. Từ đó, có câu hỏi mà ngài đặt ra cho các môn đệ của ngài: “ Đối với đám đông dân chúng, Thầy là ai ?-“ Câu trả lời khá mơ hồ. Người ta tin rằng, ngài là Gioan Tẩy Giả, hay tiên tri Elia hay một tiên tri nào đó. Chúa Giêsu không ngạc nhiên về những câu trả lời như thế.
Tuy nhiên, quay lại phía các môn đệ, Chúa Giêsu muốn biết rõ điều mà chính các ông nghĩ về ngài. Chắc chắn là ngài chờ đợi một câu trả lời chính xác rõ ràng hơn, bởi vì các ông là những người thân tín của ngài, và các ông đã có cơ hội gần gũi ngài nhiều hơn, các ông hẳn phải biết ngài rõ hơn.
Bấy giờ, thay mặt Nhóm Mười Hai, Phêrô dỏng dạc trả lời: “Thầy là Đấng Thiên Sai !” Câu trả lời tuyệt vời ! Phêrô chắc hẳn là rất hãnh diện về điều đó.
Thế nhưng, là Đấng Thiên Sai nào ?- Chúa Giêsu không tranh luận sự chính xác của câu trả lời mà Phêrô nói với ngài; tuy nhiên, ngài quan tâm kiểm tra những gì mà ngài nghe, khi Phêrô dùng từ ngữ “ Đấng Thiên Sai.”
Vì thế, Chúa Giêsu liền giải thích cho biết, ngài thuộc vào loại Đấng Thiên Sai nào. Ngài nói với Phêrô về sự đau khổ tột cùng, bị loại bỏ bởi những kỳ lão,rồi phải chết một cách ô nhục, và sau đó là sự phục sinh vinh quang của ngài.
Phêrô chỉ giữ lấy điều tiêu cực của những gì mà Chúa Giêsu nói với ông, và ông bắt đầu phiền trách ngài: “ Không ! Điều đó không có thể được! Một số phận như thế không thể là số phận của Thầy.” Sự đáp trả của Chúa Giêsu thật mãnh liệt: “ Hãy đi ra đằng sau Thầy, hời Satan !” Phêrô là người thân thiết của Chúa Giêsu, và đã thường xuyên lui tới với ngài trong một thời gian lâu dài, dã từng lắng nghe lời giảng dạy của ngài, đã từng chứng kiến những phép lạ của ngài.. tuy nhiên, tất cả cũng đã trở nên vô ích. Ông đã không thực sự biết ngài là ai.
Đoạn văn này có rất nhiều ý nghĩa đối với chúng ta.
Nó mời gọi chúng ta xem xét kỹ hơn một chút nữa điều mà chúng ta biết, và tin tưởng về Chúa Giêsu. Khi chúng ta khẳng định rằng, ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ, là Đấng giải thoát, là ánh sáng muôn dân...thì một cách chính xác, những từ ngữ này có nghĩa là gì, đối với chúng ta ?- Có thể chúng ta giống như Phêrô, có thể chúng ta sẽ nhanh chóng tuyên xưng những từ ngữ này mà không thực sự hiểu biết nội dung của chúng. Vì thế, đâý là một lời mời gọi đào sâu hơn nữa điều mà chúng ta biết về Đức Kitô, để trả lời một cách chuẩn xác hơn hết, cho câu hỏi mà ngài đặt ra cho chúng ta, :“ Đối với các con, Thầy là ai ?-“
Thế nhưng, câu hỏi này của Chúa Giêsu, người ta có thể hiểu theo một ý nghĩa khác, có thể là quan trong nhất về tầm quan trọng của ngài trong cuộc đời chúng ta . “ Đối với các con, Thầy là ai ?”, có nghĩa là: “ Thầy có tầm quan trọng nào đối với các con ?- Đâu là vị trí mà Thầy có được trong cuộc sống các con ?- Khi các con khẳng định là tin vào Thầy, thì thử hỏi lời khẳng định này có trọng lượng và ảnh hưởng như thế nào, trên cuộc đời của các con ?-“
Khi chúng ta đặt câu hỏi như thế, thì vấn đề không còn phải là đem đến một câu trả lời đẹp đẽ và sâu sắc thuần lý trí. Điều đáng quan tâm, chính là đo lường cái chất lượng của mối quan hệ của chúng ta với Đức Kitô, và cái sức mạnh của ảnh hưởng của ngài trên những cách xử sự của chúng ta, trong cuộc sống đời thường..
Thử hỏi, vì Đức Kitô và lời giáo huấn của ngài, có phải có những việc mà chúng ta thực hiện, và có những việc mà chúng ta sẽ không làm cách khác hay không ?- Có phải có những cách nhìn mà chúng ta chọn lựa, và có những cách nhìn mà chúng ta sẽ không chọn lựa một cách khác không ?- Có phải có một kiểu quan hệ mà chúng ta thiết lập với những người đang ỏ chung quanh chúng ta, và chúng ta sẽ không thiết lập cũng cùng một cách thế, nếu chúng ta không có mối quan hệ với Đức Kitô không ?-
Từ đó, có những câu hỏi liên lụy. Những câu hỏi bắt buộc phải thăm dò con tim của chúng ta, một cách sâu sắc. Rất dễ dàng để tự nói mình là kitô hữu, và chỉ là kitô hữu trên danh nghĩa, trên lý thuyết, trên môi miệng mà thôi. Luôn luôn có khuynh hướng tự dấu mình phía sau những lời công bố đẹp đẽ, hay những lời tuyên xưng đức tin được công bố một cách máy móc, khi đọc kinh Tin Kính, ở nhà thờ.
Ơ đây, chúng ta được mời gọi đi đến một lộ trình của sự thật. “ Đối với các con, Thầy là ai ?- Đâu là chỗ thực sự mà các con dành cho Thầy trong cuộc đời các con ?- Đâu là ảnh hưởng của Tin Mừng của Thầy trên cuộc sống của các con, mỗi ngày ?-“ Chính với những câu hỏi này mà chúng ta phải trả lời, trong sự thành thật sâu thẳm của con tim chúng ta.
Chúa Giêsu đã không bác bỏ câu trả lời của tông đò Phêrô; ngài đã sử dụng nó, để giúp các môn đệ của ngài khám phá một cách sâu sắc hơn nữa: ngài thực sự là ai.
Điều đó cũng dành cho chúng ta.