Việc chữa lành người mù hôm nay muốn nhắn nhủ chúng ta mấy sứ điệp sau đây:
Trước hết là người mù tên là Bartimê, con ông timê. Tại sao thánh Marco cảm thấy sự cần thiết phải trao cho anh một cái tên, là điều mà các tác giả Phúc Am khác khớng làm ?-
Chắc chắn là để làm cho chúng ta hiểu rằng, một con người không phải là một con số, con người có một căn cước, có một lịch sử ( Bartimê, con của ông Timê ).
Thánh Mattheu và Luca, khi tường thuật câu chuyện này đã không kể ra cái tên, có phải muốn nói với chúng ra rằng, cuộc phiêu lưu của người mù ( có tới hai người ở thánh Mattheu ) là cuộc phiêu lưu của tất cả con người nhân loại hay không ?-
Có phải tất cả chúng ta thiếu mất ánh sáng của ngày đầu tiên của công trình tạo dựng hay không ?- Có phải chúng ta không có khả năng nhìn thấy, và không biết rõ chúng ta đi đâu, nhân loại đi đâu không ?- Cho dù lịch sử của chúng ta và lý lịch của chúng ta có thế nào đi nữa, thì, ở trước mặt chúng ta, vẫn có cái bóng tối của tương lai của chúng ta và sự không chắc chắn của những con đường phải đi. Ngay cả khi chúng ta tin là biết rõ chúng ta từ đâu đến, thì thử hỏi, chúng ta có biết cuộc đời sẽ dẫn đưa chúng ta đi đâu không ?- Nếu chúng ta không chăc chắn về những con đường, thì đó có thể là vì chúng ta không chắc chắn về những mục đích của chúng ta.
Thứ đến là Con Đường. Mù lòa và ăn xin, bị bó buộc phải cậy dựa vào sự giúp đỡ của những người khác, mà họ lại là những người làm cản trở giữa anh ta với Chúa Giêsu ( “ nhiều người lớn tiếng bảo anh ta ym đi” ), người mù là một con người vừa bị gạt ra bên lề xã hội, vừa bị chận đứng lại. Bị gạt ra bên lề xã hội, bởi vì anh ta “ ở bên vệ đường”. Bên vệ đường của con đường, nơi mà đám đông liên đới đi theo Chúa, về Giêrusalem.
Thử hỏi đám đông có biết mình đi đâu không ?- Chúa Giêsu dẫn đưa đám đông tiến về lễ Vượt Qua: với cái nhìn nhân loại, với cái nhìn của người mù, hướng về cái thảm hoạ. Người mù, anh ta, anh ta không đi đâu cả: anh ta bị chận đứng. Không những anh ta ở bên lề, “ ở bên vệ đường”, mà anh ta còn“ ngồi” nữa.
Thực ra, hơn tất cả những người khác, chính anh ta ở trong sự thật của thân phận con người: anh ta biết rằng, anh ta ở bên lề, bị dừng lại, bị tùy thuộc. Những người khác bước đi, chắc chắn rồi; thế nhưng, bước đi trong sự đui mù gấp đôi; điều đó có nghĩa là, chẳng những họ thực sự không biết, mà họ còn tin là mình đã biết ( biết của họ theo cái nghĩa là: Chúa Giêsu sẽ tái lập vương quyền của Israel bằng vũ lực ). Chúng ta hãy thực hiện những sự chuyển đổi cần thiết, và chúng ta sẽ thấy rằng, nó liên quan đến cuộc phiêu lưu của riêng chúng ta. Thử hỏi chúng ta chờ đợi gì từ Đức Kitô, Đấng Cứu Độ Duy Nhất, thực hiện công cuộc cứu độ bằng cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và sự Phục Sinh vinh quang của ngài ?-
Sau cùng là Lên Đường. “ Người mù này bắt đầu nhìn thấy, và lên đường, đi theo Chúa Giêsu trên con đường.” Như vậy là anh ta, đã được tái hội nhập, và đang bước đi. Không còn ỏ bên vệ đường nữa, mà là đi trên đường.
Trong Phúc Am theo thánh Luca, anh ta “ ca ngợi Thiên Chúa”. Chúng ta bước qua từ sự buồn bã sang niềm vui. Câu chuyện chuyển chúng ta, một cách tiên tri, vào lúc kết thúc của lễ Vượt Qua, vào cái giờ của sự phục sinh. Con người này, diễn tả mỗi người chúng ta, đã thực sự “được chỗi dậy” và đã đi qua đêm tối. Trong cái đàm đông đang đi, anh ta như là một chút men, bởi vì không nghi ngờ gì cả, anh ta biết anh ta đi dâu. Không có một sự khinh bỉ nào của đám đông trong đoạn Phúc Am này: đám đông đã bắt đầu bằng việc làm cản trở giữa người mù và Chúa Giêsu; thế nhưng, họ đã thay đổi ý kiến, và kết thúc bằng việc “ gọi người mù”, để anh ta đến với Chúa Giêsu và bước đi theo ngài, trong niềm vui khôn tả.
Chúng ta sẽ ghi nhớ sự quan trọng của chủ đề của lời kêu gọi: người mù kêu lên: “ Xin thương xót tôi”; Chúa Giêsu kêu goi anh ta. Rồi, nhân danh Chúa Giêsu, Đám đông dân chúng kêu gọi anh ta. Cái sự luân chuyển của tiếng kêu gọi này nhấn mạnh sự sản sinh và sự tiến bộ của một mối quan hệ được kết thúc bằng việc tìm thấy tên của nó là: đức tin. Hãy bước đi ! “ Đức tin của con đã cứu con.”
Đó cũng là mời gọi được Chúa Giêsu gởi đến cho mỗi người chúng ta.