Lễ Mình Máu Thánh Đức Kitô mừng kính bí tích Thánh Thể, nhắc lại sự tự hiến trọn vẹn của Chúa Giêsu được thể hiện qua cái chết tủi nhục trên thập giá, đồng thời liên kết với thứ lương thực cao quí làm của nuôi linh hồn chúng ta trên đường lữ thứ trần gian, dưới hình bánh và hình rượu trong thánh lễ mỗi ngày. Qua bánh và rượu được thánh hiến, những sứ điệp sau đây được làm nổi bật hẳn lên.
Trước hết, bánh và rượu để tạ ơn. Câu chuyện của Melchisedech, vị vua và tư tế, khi dâng bánh và rượu, đã chúc phúc cho Abraham, vừa chiến thắng trở về sau một cuộc xuất chinh, đồng thời chúc tụng Thiên Chúa đã làm cho cuộc chiến thắng trên bốn vị vua được thực hiện. Từ ngữ “ chúc tụng ” là một từ ngữ mấu chốt để hiểu được bí tích Thánh Thể. Nó chỉ một lời cầu nguyện, qua đó người ta nói tốt về một con người. Chúc tụng một người, là nhìn nhận, trong niềm vui, lời ca ngợi và tạ ơn, những việc tốt lành mà người ta đã nhận được từ nơi người đó.
Khi họp nhau để cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa. Chúng ta chúc tụng ngài bởi tất cả những gì đẹp đẽ và tốt lành, lớn lao và ích lợi mà ngài đã thực hiện cho chúng ta và toàn thể nhân loại, từ khi tạo thành thế giới. Một cách đặc biệt, chúng ta chúc tụng ngài do tất cả những gì ngài đã thực hiện và còn tiếp tục thực hiện qua Đức Giêsu Kitô, để đem lại ơn cứu độ và bình an cho chúng ta, cũng như đã qua việc ngài làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa.
Còn hơn thế nữa, khi cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta mạnh dạn chúc tụng Thiên Chúa và cám ơn ngài trước, vì tất cả những gì ngài sẽ thực hiện cho chúng ta, cho Giáo Hội và nhân loại, cho đến ngày tận thế. Chúng ta chúc tụng ngài vì những hành động tương lai của ngài, bởi vì chúng ta được bảo đảm rằng, ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta, và luôn giữ tất cả những lời hứa ban bình an, ơn cứu độ và hạnh phúc mà ngài đã thực hiện.
Vì thế, chúng ta hãy mở rộng đôi mắt ra để nhìn cho thấy. Chúng ta hãy ý thức sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa trong chúng ta, trong Giáo Hội và trong thế giới. Chúng ta hãy cầu xin ơn khám phá ra những việc tốt lành của ngài. Khi đó, chúng ta sẽ dễ dàng thân thưa với ngài lời cầu nguyện chúc tụng đơn sơ và chân thành của chúng ta.
Thứ đến, những lời Chúa Giêsu đọc trên bánh trong bữa tiệc ly: “ Này là Mình thầy, sẽ bị nộp vì anh em.”, rồi đến những lời trên chén rượu nho: “ Chén này là giao ước mới trong Máu Thầy.” Những lời này nhắc cho chúng ta nhớ rằng, bí tích Thánh Thể nhằm mục đích thiết lập, đổi mới và đào sâu giao ước, mà Thiên Chúa đã muốn thiết lập giữa ngài và chúng ta. Nhờ bí tích Thánh Thể, nhờ tấm bánh mà chúng ta ăn, nhờ chén rượu mà chúng ta uống, chúng ta trở thành những người thân của Đức Kitô, những đồng minh, bạn hữu, anh chị em với ngài. Và đương nhiên, chúng ta trở thành đồng minh của Thiên Chúa.
Trở thành anh chị em của Đức Kitô, đồng minh của Thiên Chúa là Cha, những người thân của Chúa Thánh Thần. Thật là một mầu nhiệm và kỳ diệu. Chớ gì chúng ta được ơn đánh giá đúng đắn cái thực tại này và luôn cảm ơn Thiên Chúa.
Sau cùng, phép lạ biến bánh và cá hóa ra nhiều không trực tiếp nói về bí tích Thánh Thể, thế nhưng, nó không phải xa lạ gì với bí tích Thánh Thể. Ngược lại, nó loan báo bí tích Thánh Thể. Cần phải ghi nhớ điều này là, trước khi phân phát bánh, Chúa Giêsu cũng đã làm những cử chỉ giống như ngài đã thực hiện trong buổi chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao ban. Đó là sự tiên báo của bí tích Thánh Thể.
Phép lạ biến bánh hoá ra nhiều này nói với chúng ta điều gì về bí tích Thánh Thể ?- Cách đặc biệt, nó muốn nói với chúng ta rằng, chúng ta không thể tự hài lòng về việc lãnh nhận Bánh Thánh Thể và nuôi sống chúng ta. Chúng ta còn phải trao ban nó cho những người chung quanh, như các tông đồ đã làm. Phép lạ này nhắc nhớ chúng ta rằng, chúng ta không được tự bằng lòng về việc cầu xin Đức Kitô để ngài cho những người đói ăn. Chúng ta còn phải làm hơn nữa. Chúng ta phải lấy những gì chúng ta có, cho dù là rất nhỏ bé, và chia sẻ cho người khác.
Có phải chúng ta thường cư xử một cách quá ích kỷ khi cử hành bí tích Thánh Thể hay không ?- Có phải chúng ta thường quá tập trung vào chính mình, mà không quan tâm đến anh em chung quanh cho đủ, những anh em đang đói khát: đói khát cơm bánh, đói khát tình yêu, sự âu yếm và tự do hay không ?- Đó là một câu hỏi đặt ra cho chúng ta hôm nay.
Được Kinh Thánh soi sáng, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy nỗ lực sống một cách mãnh liệt ba chiều kích của bí tích Thánh Thể trên đây. Hãy chúc tụng Thiên Chúa, luôn luôn tạ ơn ngài vì những việc lành và sự hiện diện của ngài. Hãy bày tỏ lòng khao khát được luôn luôn là đồng minh của Thiên Chúa và sống theo giao ước được thiết lập trong máu thánh của Đức Kitô. Và đừng quên chia sẻ những gì chúng ta có.
Phải thực hiện điều đó để tham dự thực sự vào bí tích Thánh Thể.
Nguồn gốc ngày lễ:
Vào năm 1246, tại Toà giám mục Liège của Bỉ quốc, người ta thấy có cuộc gặp gỡ bất thường giữa Đức Cha Rôbectô de Thorate và sơ Juliana, một nữ tu khiêm hạ và thánh thiện của Dịng Augustinơ. Sơ Juliana đến xin yết kiến vị Giám mục sở tại để dâng lên một lời thỉnh cầu: xin giáo quyền cho thiết lập ngày lễ kính Mình Thnh Cha Gisu.
Lẽ đương nhiên, vị Giám mục thánh thiện và khôn ngoan Rôbectô đ hỏi vị nữ tu về nguyn nhn hay động lực thúc đẩy làm nên lời thỉnh cầu. Sơ Juliana thành thật trình by với Đức Cha rằng hồi nhỏ sơ có thấy hình một vầng trăng rằm với một đốm đen trên đó. Mi về sau, trong một lần hiện ra, Cha Gisu đ giải thích cho Sơ Juliana về ý nghĩa của giấc mơ ngày xưa: vầng trăng rằm tượng trưng cho chu kỳ phụng vụ trong năm; đốm đen là vì trong chu kỳ đó vẫn cịn thiếu một ngy lễ để vinh danh Thân Mình Cực Thnh của Cha Gisu.
Theo Sơ Juliana, ngoài Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm việc thiết lập Bí Tích Thnh Thể, Cha Gisu cịn muốn Gio hội cĩ một ngy khc để tôn kính Mình Mu của Ngi. Km với lời giải thích v tỏ by ý muốn, Cha Gisu cịn nu ln ba lý do của việc lm ny: thứ nhất, Ngi kht khao niềm tin vo Bí tích Thnh Thể được càng ngày càng vững vàng mạnh mẽ nơi mỗi người Kitô hữu; thứ hai, Ngài ao ước mọi tín hữu múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể để có thể can đảm thực thi các nhân đức; và thứ ba, Ngài mong muốn người tín hữu có cơ hội sửa chữa cho những phạm thánh và bất kính mà loài người đ gy nn.
Dường như được ơn Chúa soi sáng và sắp xếp, nên Đức Cha Rôbectô de Thorate đ lắng nghe v tin tưởng những điều Sơ Juliana nói. Thế rồi, chẳng bao lâu sau, ngài cho thiết lập trong địa phận một ngày lễ kính Mình Thnh Cha hay cịn được gọi là Corpus Christi (tiếng Latinh). Đức Cha cũng đ trình cho Đức Giáo hoàng Ubanô IV về những gì ngi đang thực hiện trong địa phận. Và rồi, đến năm 1264, Đức Ubanô đ cho cơng bố với Gio hội hồn vũ việc chọn ngy thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi lm ngy kính Mình Thnh Cha cch đặc biệt.