Mùa Chay mời gọi chúng ta lùi lại một bước, và nhìn xem toàn bộ đường đi của cuộc đời chúng ta. Chúng ta từ đâu đến ?- Chúng ta đi về đâu ?- Phải sử dụng con đường nào ?-
Bước đầu, chúng ta phải chọn lựa giữa hai lời nói.
Một tiếng nói dối trá lừa lọc nói với chúng ta: “ Nhưng không, ngươi sẽ không chết đâu !” Trong vườn Địa Đàng, Satan đã cám dỗ và xúi giục bà Eva ăn Trái Cấm để trở nên bất tữ, trở thành Thiên Chúa.
Và Thiên Chúa trả lời: “ Ngươi là bụi đất, ngươi sẽ trở về bụi đất.”
Phải chăng sự chết sẽ có tiếng nói sau cùng ?- Bấy giờ, bắt đầu hành trình dài với sự phục sinh: Đức Kitô được chỗi dậy từ bụi đất và nâng chúng ta lên. Con đường khắc khổ là con đường của Mùa Chay, nhưng là con đường được chiếu sáng bởi cái viễn tượng của lời nói sau cùng của Thiên Chúa, là Đấng đang có, còn đang có và mãi mãi. Lời của Thiên Chúa Cha nói với chúng ta: “ Ngày hôm nay, Cha đã sinh ra con.”
Phúc Am hôm nay trao cho chúng ta những dấu mốc, những cọc tiêu báo hiệu, giúp cho hành trình của chúng ta tiến về “ sự tham dự vào bản tính thần thiêng của Thiên Chúa.”
Bố Thí, Cầu Nguyện và An Chay. Chúng ta đừng tưởng rằng, tình cờ Chúa Giêsu đã dùng ba lãnh vực của hành vi “ đạo đức” của đời sống tôn giáo do thái vào thời đó. Dưới ba từ ngữ này, đó là toàn bộ của đời sống con người được tóm tắt lại.
“ Bố Thí”, hay chia sẻ, bao bọc toàn bộ mối liên hệ của chúng ta với những người khác. Mối liên hệ này là trước hết, là số một, bởi vì “ Thiên Chúa, chúng ta không nhìn thấy ngài”: đối với chúng ta, người thân cận là sự tỏ hiện, hiện thân của ngài.
Dưới từ ngữ “ Cầu Nguyện”, cần phải hiểu mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Một cách khác thường, mối liên hệ này lại ở vị trí thứ hai, bởi vì “ nếu con dâng của lễ nơi bàn thờ và ở đó, con nhớ rằng, anh em con có chuyện bất bình đối với con, thì con hãy để của lễ trước bàn thờ, và trước tiên, hãy đi làm hòa với anh em con, và bấy giờ, con sẽ đến dâng của lễ.” ( Mt 5, 23-24 ).
Bằng từ ngữ “ An Chay, Chay Tịnh”, đó tất cả mối liên hệ của chúng ta với thiên nhiên, với những tài nguyên mà nó sản sinh ra, với sự phì nhiêu, phong phú.
Con đường đi dến Lễ Phục Sinh, đến với cuộc sống toàn vẹn đòi hỏi rằng, chúng ta đảm nhận tất cả mói khía cạnh của sự hiện hữu của chúng ta. Nếu mối liên hệ với Thiên Chúa chiếm vị trí thứ hai, người ta có thể nói rõ ràng rằng, nó chiếm vị trí trung tâm. Thực ra, nó điều khiển và khuất phục mối liện hệ với những người khác, và mối liên hệ vói thiên nhiên.
Vòng luẩn quẩn. Các ngươi đừng có hành động trỉnh diễn trước những người khác để được người ta thán phục, cho dù là chia sẻ, bố thí, cho dù là cầu nguyện hay cho dù là ăn chay.
Câu hỏi ở bên dưới là: thử hỏi chúng ta tìm kiếm điều gì trong cuộc sống ?- Có phải chúng ta làm tất cả để che dấu sự trần truồng căn bản của chúng ta, sụ nghèo nàn của chúng ta, sự là bụi đất của chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng việc bố thí, cầu nguyện, và ăn chay để “ khoác bộ áo bên ngoài, tự che dấu thân phận con người thực sự của chúng ta”. Thế nhưng, những y phục của chúng ta chỉ là đồ giả, ngụy trang. Những người nhìn chúng ta không thấy chúng ta. Họ thấy một thứ lừa lọc.
Bấy giờ xuất hiện một vòng luẩn quẩn: một điều gì đó ( ăn chay, cầu nguyện, bố thí .v.v ) phát xuất từ chúng ta, chạm đến anh em chúng ta, đi xuyên qua họ và trở về với chúng ta xuyên qua cái nhìn thán phục của họ. Từ chúng ta đến chúng ta, chúng ta không ra khỏi bụi đất, và chúng ta quay hướng về trong cái vòng khép kín của sự chết. Ở đây, chúng ta chỉ có một mình. chuyển hướng cái nhìn ca tụng của những người khác để làm cho cái nhìn đó quay về với chúng ta là lại tự đặt chúng ta vào vị trí của Thiên Chúa, là Đấng, chỉ một mình ngài, xứng đáng đón nhận tất cả mọi danh dự và vinh quang.
Con rắn nói cũng đã nói: “ Các ngươi sẽ như thiên chúa”. Và chúng ta đẵ biết cái kết thúc của cuộc phiêu lưu này.