Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh về sự trung tín. Hơn bao giờ hết, thời đại chúng ta được đánh dấu bởi sự bất ổn định, không chắc chắn về tương lai, sự khó khăn phải dấn thân và sự bất trung … Thế nhưng, đối với người kitô hữu, trung tín là gì ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Ý nghĩa của cuộc sống. Trong sự giàu có thừa thải, làm thế nào tránh né được vấn đề ý nghĩa cuộc sống… Phúc Âm cảnh báo chúng ta rằng, cuộc đời của một con người, cho dù là đang sống trong sự giàu có thừa thải, cũng không lệ thuộc vào của cải, tiền bạc vật chất của nó.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Các môn đệ thấy Chúa Giêsu cầu nguyện, nên đã xin ngài: Xin Thầy dạy chúng con cầu nguyện. Trong một vài lời đơn giản, Chúa Giêsu dạy các ông lời cầu nguyện của Kinh Lạy Cha trong một hình thức đơn giản nhất. Thế nhưng, chúng ta hãy đi xa hơn một chút khi Chúa Giêsu nói về lời cầu xin.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Người ta giải thích biến cố Chúa Giêsu đến nhà của Matta và Maria bằng nhiều cách khác nhau. Trước hết, đó là Đời hoạt động và Đời chiêm niệm. Một số người nhìn ra trong nhân vật của Matta biểu tượng của đời hoạt động, và như thế, Maria là biểu tượng của đời chiêm niệm. Kết luận phải rút ra là như sau: những ai chuyên chăm trong đời chiêm niệm đã chọn phần tốt nhất.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Dụ ngôn người Samariatanô nhân hậu để lại nhiều sứ điệp quan trọng cho mỗi người kitô hữu chúng ta. Trước hết, đó là căn tính của người anh em. Vị tiến sĩ Luật hỏi Chúa Giêsu: “ Vậy ai là anh em tôi ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta biết rằng, sau khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, mỗi người Kitô hữu đều được trao ban sứ mạng loan báo Tin Mừng cho người khác. Thế nhưng vấn đề đặt ra là, đâu là ý nghĩa của ơn gọi cao quý nầy, và làm thế nào để sống ơn gọi truyền giáo trong cuộc sống hằng ngày ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe thật rất nghiêm khắc và đòi hỏi. Thái độ của ngài có thể làm cho chưng hửng: với kẻ đề nghị bước theo ngài, ngài trả lời gần như là từ chối; với hai người khác, ngài đưa ra những lời kêu gọi khẩn thiết, ngài không cho phép những điều mà đối với chúng ta rất là chính đáng và thích hợp với tình yêu gia đình sơ đẳng nhất.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu giúp chúng ta nhìn lại và nhận ra tấm lòng yêu thương trọn vẹn của Ngài đối với chúng ta. Để thực hiện công cuộc cứu độ, Ngài phối hợp giữa việc rao giảng Tin Mừng Tình Yêu và việc làm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của dân chúng.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Nếu chúng ta tin rằng, Thiên Chúa hiện diện, thì không thể thờ ơ để biết ngài là ai. Nếu chúng ta nói là yêu mến ngài, chúng ta không thể miễn cho mình việc luôn luôn tìm hiểu biết ngài nhiều hơn. Khi yêu ai, người ta thích khám phá con người mình yêu. Đó là điều thường tình trong đời sống xã hội. Và cũng là điều bình thường trong mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Thế nhưng, làm thế nào để biết Thiên Chúa ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trong thực tế, chúng ta rất thường cầu nguyện với Chúa Giêsu, với Đức Maria và các thánh. Cầu nguyện với Chúa Cha thì ít hơn, nhưng cầu nguyện với Chúa Thánh Thần thì quả thật là rất hiếm hoi, hoặc nếu có thì cầu nguyện một cách chung chung, hời hợt và máy móc, như hát bài: “Cầu xin Chúa Thánh Thần...”
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Điều đầu tiên cần để ý là, việc Chúa Giêsu về trời là một hành động của Thiên Chúa. Đó là lời đáp trả của Thiên Chúa Cha đối với tình yêu và lòng trung tín mà Chúa Con đã minh chứng cho ngài. Thiên Chúa đưa về bên cạnh ngài Đấng mà ngài đã sai đến với chúng ta.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
“ Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng ta sẽ đến và ở trong người ấy..” Khi nghĩ đến Thiên Chúa, khi chúng ta cố gắng tiếp xúc với ngài, lắng nghe tiếng ngài, thân thưa với ngài, cầu nguyện với ngài, chúng ta thường hình dung ngài ở ngoài chúng ta, ở trên và xa cách chúng ta.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Kitô giáo vẫn được gọi là tôn giáo của tình yêu thương bác ái. Thế nhưng vấn đề đặt ra là, tình yêu đó phải được hiểu như thế nào và được sống ra sao ?- Câu trả lời có thể dễ dàng tìm thấy trong Lời Chúa hôm nay là: yêu như chính Chúa Giêsu đã yêu.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chớ gì ơn cứu độ lan đến tận cùng trái đất ! Với việc trưng dẫn tiên tri Isaia, Phaolô và Barnabê mở lời loan báo về Đấng Cứu Thế cho những người dân ngoại, ngay cả trước khi những người Do thái trở về ngài: những người Do thái ở Antiokia cũng vừa từ chối ngài qua vai trò của các ông. Ngày nay cũng vậy, việc trưng dẫn này “ định nghĩa” ơn gọi của những người được rửa tội. Thế nhưng, làm thế nào, vào thế kỷ XXI, giới thiệu “ ơn cứu độ này của Thiên Chúa” ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Các tông đồ đã cảm nghiệm được biến cố trọng đại: Chúa hằng sống. Một cảm nghiệm không thể nào tin được. Các ông đã nhìn thấy ngài đã chết, đã chết thật sự, bị treo trên cây gỗ giá. Một cảm nghiệm đã làm đảo lộn cuộc sống của các ông trong một bối cảnh chính trị nguy hiểm, bởi vì các thế lực tôn giáo và dân sự đang rình mò dò xét.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Cảm nhận được sự hiện diện của ngài. Hệ quả thứ nhất, các môn đệ phải nhận rõ rằng, Thầy mình đã sống lại. Điều đó sẽ không được thực hiện trong một nháy mắt. Lúc đầu, các môn đệ không tin vào việc có thể có sự sống lại. Điều đó không có ngay cả trong tâm trí các ông. Sau đó, là kinh nghiệm của các phụ nữ mang thuốc thơm đến mồ.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sáng nay, với rất nhiều sự phấn khởi, những bản văn phụng vụ công bố việc Phục Sinh của Đức Kitô. Đấng đã chết thực sự bây giờ đã sống lại. Thiên Chúa Cha đã chiếu cố can thiệp cho ngài. Thiên Chúa đã nâng ngài dậy từ trong cõi chết. Các môn đệ đầu tiên ở đó, để làm chứng. Ngài đang sống !
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Ánh Sáng Chúa Kitô ! Việc cử hành phụng vụ của chúng ta bắt đầu trong bóng tối, gợi lên đêm tối của thế giới. Cây Nến Phục Sinh đã được thắp sáng. Nến Phục Sinh đã được đưa lên cao. Nến Phục Sinh đã đi qua giữa chúng ta. Lửa Phục Sinh được chuyển thông. “ Ánh sáng Chúa Kitô.” Ba lần chúng ta tung hô. Ba lần chúng ta đáp lại: “ Tạ ơn Chúa.”
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta vừa đọc lại câu chuyện kể lại cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu theo thánh Gioan: một câu chuyện giản dị, không hoa mỹ, bình tĩnh, không thống thiết giả tạo. Trong suốt câu chuyện này, Chúa Giêsu, người diễn viên chính, có một vẻ uy nghi đáng ngạc nhiên. Ngài không bị chìm ngập trong các biến cố.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Ngài muốn nói lên tình yêu của ngài. Buổi chiều Tiệc Ly, bằng tất cả những phương tiện mình có, Chúa Giêsu đã cố gắng nói cho các tông đồ biết ngài yêu thương họ đến đâu, và như thế nào. Thánh Phaolô nhắc lại cho chúng ta, ngài cầm lấy bánh, cầm lấy rượu và trao cho các ông mà nói...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm