Khi đi đến viếng mộ một người thân, chúng ta đụng phải đất và đá đã giam nhốt người mà chúng ta thương mến. Chúng ta hãy thử hình dung kinh nghiệm ngao ngán của những nhân chứng đầu tiên việc Phục sinh của Đức Kitô, khi khám phá ra ngôi một đã mở ra và trống rỗng.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Mỗi năm, trong đêm Canh thức Vọng Phục Sinh, ánh sáng xé tan đêm tối trong các nhà thờ khắp nơi trên thế giới. Một cách biểu tượng, cây Nến Phục Sinh, dấu chỉ của Đức Kitô sống lại, Anh sáng muôn dân, được long trọng đặt ở cung thánh, trước mắt mọi người.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trong cuộc Khổ Nạn, từ đầu cho đến cuối, Chúa Giêsu xuất hiện như là chủ nhân của lịch sử. Việc ngài bị bắt được trình bày như là một cuộc đấu tranh giữa ngài và các kẻ thù địch. Kẻ thù của ngài chỉ có thể tra tay bắt ngài, sau khi đã trông thấy quyền năng của ngài, và sau khi ngài đã bảo đảm an toàn cho các người thân yêu...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sau khi biến bánh hoá nhiều để nuôi nhiều ngàn người nơi hoang vắng, Chúa Giêsu đã kêu mời dân chúng, hãy hưởng dùng thứ lương thực không hư nát, đem lại sự sống đời đời, do chính ngài ban cho. Lương thực đó chính là Mình Máu thánh ngài.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Mầu nhiệm Giuda. Tầm quan trọng mà Tin Mừng của những ngày này trao cho Giuda là một lời kêu gọi cần phải suy ngẫm về một sự phản bội rất gây ngạc nhiên. Người ta nói rằng, Giuda là một phần của thảm kịch Thương khó như một diễn viên bất hạnh. Cần phải có một kẻ phản bội ! Thật là một giả thiết ghê tởm, không xứng đáng với Thiên Chúa, ngài là Đấng yêu mến tất cả các con cái, và Giuda là một trong số đó.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Giuda và Phêrô. Chương thứ 13 mở ra một thời điểm dài của những lời tâm sự của Chúa Giêsu trong bữa ăn Tiệc Ly. Năm chương này, từ 13 đến 17, giúp chúng ta bước vào sự thân tình của cộng đoàn Chúa Giêsu, nhóm Mười Hai được chọn lựa. Với những con người mộc mạc, lớn tuổi hơn ngài, Chúa Giêsu nói: “ Các con nhỏ của Thầy.”
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Xức dầu ở Betania. Có một bữa tiệc tiếp tân tại nhà Lagiarô, người đã được Chúa Giêsu làm cho sống lại, và như thế là một bầu khí vui tươi; thế nhưng, bầu khí này lại trở nên ảm đạm bởi những tư tưởng chết chóc. Trong năm ngày nữa, Chúa Giêsu sẽ chịu chết.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sau bữa tiệc ly biệt, cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu có thể được tóm tắt qua mấy chi tiết sau đây: Chúa Giêsu bị Giuda bán đứng với giá ba mươi đồng, bị bắt và bị trói, bị Caipha và Philatô xét xử và kết án một cách bất công, chịu đánh đòn, đội mão gai, chịu sỉ nhục, khạc nhổ, đóng đinh vào thập giá, và chết một cách thảm thương... Ngài chết mà không mở miệng than phiền, trách móc. Nếu ngài có nói, là để xin tha thứ cho các lý hình đã hành hạ và giết chết ngài...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta đã từng được biết câu ngạn ngữ: Chính nhờ nhảy xuống nước mà người ta biết bơi. Chính nhờ rèn kim loại mà người ta trở thành thợ rèn. Cũng vậy đối với đức tin: Chính nhờ bắt đầu tin, cho dù không hoàn hảo, mà người ta bắt đầu bước đi trên con đường đức tin. Đức tin là một con đường phải theo để luôn luôn khám phá một cách sâu sắc hơn Chúa Giêsu là ai, và Thiên Chúa mà ngài mạc khải cho chúng ta là Đấng nào. Đó là điều mà Phúc âm hôm nay muốn trinh bày cho chúng ta.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Nhìn thấy thật là khó. Càng khó hơn nữa, nếu muốn thấu hiểu những thực thể thâm sâu của con người và sự vật. Mỗi ngày, biết bao hình ảnh tiếp nối nhau diễn ra trước mắt chúng ta: qua báo chí, truyền hình, với những hình ảnh hai hay ba chiều trong những gian phòng đặc biệt. Người ta không không ngừng tô điểm, làm tinh vi những hình ảnh. Đôi khi chúng còn đẹp hơn là trên thực tế, và qua đó, chúng ta được mời đi du hành trong mơ qua những hình ảnh chồng chất lên nhau.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Cuộc hội kiến giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samaria bên bờ giếng Giacob thật là kỳ lạ và bất ngờ. Bởi vì ít nhất có bốn bức tường ngăn cách khiến hai nhân vật nầy bình thường không thể tiếp xúc, gặp gỡ. Thứ nhất là về sắc tộc: một đàng là Do Thái, một đàng thuộc xứ Samaria, thường bị coi là tạp chủng, ngoại lai...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Để hiểu rõ câu chuyện Biến hình, điều quan trọng là nhớ lại biến cố này xảy ra sáu ngày sau khi Chúa Giêsu thông báo cho các môn đệ là “ ngài sẽ phải đi lên Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ do các kỳ lão, trưởng tế và luật sĩ, sẽ bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.”
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sa mạc, hình ảnh gợi lên sự tĩnh lặng, bao la, an bình. Nhiều khi chúng ta mơ tưởng và ước muốn được vào đến đó để tránh cái vòng xoáy hỗn độn của những biến động thường ngày, để tìm được một chút thư giản giữa những gánh nặng của bao trách nhiệm, bổn phận của cuộc đời. Thế nhưng, ở đây, đối với Chúa Giêsu, sa mạc là để ma quỷ cám dỗ...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Thử hỏi ai trong chúng ta không than phiền về cái phẩm chất của mối liên hệ giữa con người với nhau ?- Các sự kiện thật hiển nhiên: bạo lực, bóc lột, bất công được bao che dưới tất cả mọi hình thức đồng lõa, sự bất an, sự chối bỏ những quyền và tự do, không kể đến những gì mà mỗi người gặp phải trong suốt ngày, như: ích kỷ tầm thường xô nhào tất cả những gì hiện diện trước mặt.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sinh ra nơi những người Do thái, Chúa Giêsu đã lãnh nhận một nền giáo dục và dạy dỗ giống như những người trẻ cùng thời của ngài. Chắc chắn ngài đã được khai tâm rất sớm cái kiến thức về Lề Luật được viết trong các sách thánh. Ngài đã nghiên cứu Lề Luật này rất nhiều. Ngài yêu mến nó, và yêu thích đem ra thực hành.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
«Muối và ánh sáng ». Đó là hai điều kiện cần thiết để giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn, thoải mái hơn, hạnh phúc hơn. Đó cũng là hai tính cách nổi bật mà Chúa Giêsu muốn có nơi người môn đệ của ngài.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Đúng ngày đầy tháng theo luật định, Đức Maria đã dâng Hài nhi Giêsu vào Đền thánh. Dĩ nhiên, xét theo khía cạnh là Con Thiên Chúa, Hài nhi Giêsu không bắt buộc, cũng không cần phải tuân giữ giới luật. Tuy nhiên, qua việc chu toàn bổn phận trên đây, ngoài việc muốn nêu gương khiêm nhường, tự hạ, Chúa muốn nhắc nhở ý nghĩa rất quan trọng nơi con người chúng ta.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sau khi nghe tin Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu đã lui về miền Galilêa. Đây không phải là một chi tiết không quan trọng, nhưng là một sự xác định chính yếu liên quan đến sứ mạng của ngài.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Gioan Tẩy Giả còn đuợc gọi là Gioan Tiền Hô, nghĩa là người đi trước dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Để thực hiện sứ mạng nầy, ông đã vào sống khắc khổ trong hoang địa, làm phép rửa thống hối cho dân chúng ở sông Giođan. Một hôm, khi thấy Chúa Giêsu đến với mình, Gioan liền giới thiệu: « Đây là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Ngài chính là Con Thiên Chúa ». Dân chúng tin vào lời chứng của Gioan, và đi theo Chúa Giêsu, bắt đầu từ những môn đệ thân tín của Gioan.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả ở sông Giođan. Đó là một biến cố chính yếu trong lịch sử cuộc đời của Chúa Giêsu, trong sự hiểu biết căn tính và mầu nhiệm của ngài. Đó cũng là một biến cố chính yếu cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Bởi vì ở đó, chúng ta sẽ nhận thấy sự khiêm tốn, tự hạ của Thiên Chúa và bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm