Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng luôn luôn là một ngày của niềm vui. Thực vậy, Chúa đến gần. Chính vì thế mà phụng vụ chuyển thông cho chúng ta niềm vui mà chúng ta cần phải toả sáng ra.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta đang trên đường đi đón Chúa Giêsu Kitô, Thái tử hòa bình. Trong tuần này, chúng ta đã đánh thức trong chúng ta cái khát vọng hòa bình sâu xa, là cái khát vọng ở giữa trung tâm của Phúc Âm, bởi vì “ Hòa bình là đối tượng của cái khát vọng thâm sâu của con người ở tất cả mọi thời đại”, như ĐGH Gioan XXIII đã nói trong thông điệp “ Hòa bình trên trái đất”.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Khi Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng đến, chúng ta bắt đầu nghĩ đến lễ Giáng Sinh. Phụng vụ hướng cái nhìn về lễ Giáng Sinh. Thế nhưng, cái nhìn này không dừng ở ngày 25 tháng 12, mà kéo dài rất xa trước. Nó đi đến tận cùng của tương lai thế giới. Nó thăm dò ngày tận thế để nói về ngày Chúa Kitô trở lại.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
“Ông có phải là vua dân Do thái không ?-“ Philatô đã đặt cho Chúa một câu hỏi mà những người khác cũng đã tự đặt cho mình: “ Ông có phải là Vua của những người Do thái không ?-… Ông có thực sự là vua của những người Do thái không
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trong mỗi thánh lễ, chúng ta công bố: chúng ta loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho đến khi Chúa lại đến. Chúa lại đến. Vào ngày Cánh chung. Để phán xét, phân xử. Để ân thưởng, hay luận phạt. Thế nhưng, ngày Chúa đến sẽ là khi nào ?- Chúng ta có thực sự chờ đón hay không ?- Những câu hỏi đó sẽ luôn luôn đeo đuổi những ai quan tâm đến số phận đời đời của mình.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Làm phúc, bố thí là một nghĩa cử của con người đối với anh em. Đó là sự mô phỏng những cử chỉ nhân ái của Thiên Chúa là Đấng đầu tiên đã minh chứng lòng tốt đối với con người, qua công trình Sáng Tạo và Cứu Chuộc.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Tất cả các tôn giáo đều rao giảng tình yêu. Tất cả các đảng phái chính trị đều phô trương tình liên đới. Tất cả mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, đều ước mong yêu mến và được mến yêu.. Thế nhưng, xã hội chúng ta lại đầy dẫy những thất bại của tình yêu. Báo chí, truyền hình, đài phát thanh..
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sau khi nghe câu chuyện về những gì xảy đến với người mù thành Giêricô, có thể chúng ta có khuynh hướng giải thích theo cách thế sau đây. Bartimê đại diện cho tất cả những người bên lề xã hội của chúng ta. Thường thường chúng ta như những người mà Phúc Am nói đến.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Thật sự không dễ dàng bước vào trong cách nhìn của Thiên Chúa. Thật sự không dễ dàng thấu triệt lời giáo huấn của Đức Kitô. Giacobê và Gioan, con của ông Giêbêđê, không hiểu gì cả. Chúa Giêsu vừa báo cho các ông biết rằng, ngài sẽ bị bắt nộp vào tay các thượng tế và biệt phái, là những người sẽ kết án tử cho ngài, chúng sẽ trao nộp ngài cho dân ngoại, sẽ nhạo cười ngài, khạc nhổ vào ngài, đành đòn ngài và sẽ giết chết ngài, và sau ba ngày, ngài sẽ “ sống lại”
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lời của Thiên Chúa thì sống động, đầy năng lực và sắt bén hơn một chiếc gươm có hai lưỡi sắt bén; nó thấm nhập vào tận thẳm sâu tâm hồn..; nó phán đoán những ý định và những tư tưởng của tâm hồn.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Không phải chỉ có ngày nay mới đặt ra vấn đề Ly dị. Nó đã xuất hiện từ thời Chúa Giêsu. “ Người ta có được phép ly dị vợ mình không ?-“ Trong thời đại chúng ta, người ta đặt câu hỏi hơi khác hơn một chút: “ Tại sao Giáo Hội Công Giáo không cho phép ly dị, trong khi các xã hội và ngay cả những Giáo Hội Kitô giáo khác nhìn nhận tinh cách hợp pháp của nó, vì nhiều lý do khác nhau ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Không ai độc quyền Chúa Thánh Thần, bởi vì ngài thổi nơi nào ngài muốn ( Ga 3,8 ), theo như ý ngài muốn, khi nào ngài muốn. Không ai, nếu không phải là chính Thiên Chúa, kiềm chế ngài và không ai điều khiển ngài.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ là “ ngài sẽ bị nộp vào tay con người, họ sẽ giết chết ngài, và sau ba ngày, ngài sẽ phục sinh”. Ngay khi nghe những từ ngữ “ bị nộp”, “ bị giết chết”, các môn đệ hoàn toàn lạc hướng. Các ông không thể nghĩ rằng, một số phận như thế có thể xảy đến cho vị thầy của các ông. Động từ “ phục sinh” còn quá xa lạ với các ông.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Những người Do Thái đương thời đã có những ý nghĩa không đúng về Chúa Giêsu. Họ đã có cái nhìn sai lạc về vai trò của ngài. Vì không hiểu ngài, nên dần dần có kẻ đã bỏ đi, không theo ngài nữa. Thậm chí, vô tình hay cố ý, có người còn ghen ghét, thù hằn, tìm cách ám hại, giết chết ngài.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lưỡi và tai là hai cơ quan truyền thông quan trọng của con người. Vì thế, kẻ câm và điếc hoàn toàn bị tước đoạt hai phương tiện cần thiết nầy. Lưỡi họ dường như bị một sợi dây vô hình trói buộc. Họ có thể bập bẹ vài âm thanh vô nghĩa, nhưng không ai hiểu họ muốn nói gì...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trong đạo Do Thái, luật bắt buộc các tư tế phải rửa tay trước khi cử hành phụng vụ đã có từ lâu đời. Mục đích là tẩy rửa các ô uế về mặt tôn giáo, để các tư tế xứng đáng làm việc thờ phượng Chúa. Dần dần các thầy Thông luật biến luật nầy thành phức tạp hơn, khi thêm vào đó những chi tiết và giải thích cho rõ ràng hơn. Về sau, dân chúng bắt chước các tư tế, rửa tay trước khi cầu nguyện.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lời của Chúa Giêsu về Bánh Hằng Sống thật là chói tai đối với nhiều người. Một phần vì có vẻ phi lý. Một phần vì nó đòi hỏi những nỗ lực vượt quá sức con người: Làm sao một người có thể cho người khác ăn thịt của mình ?- Không lẽ ngài nghĩ, họ là những kẻ ăn thịt người ?- Chính vì thế mà nhiều người đã bỏ đi. Chỉ còn một nhóm nhỏ ở lại.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Đức Tin và Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, chúng ta chỉ có một cuộc sống duy nhất. Vì thế, đừng hoang phí nó. Đừng liều lĩnh đánh mất nó vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như ham mê công ăn việc làm, thú vui, đam mê, hay tham vọng… Chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ, nuôi dưởng và làm cho nó triển nở toàn diện. Đó là thánh ý Thiên Chúa.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Những người Do Thái đương thời kêu trách Chúa Giêsu, khi ngài nói cho họ biết, ngài là Bánh Ban Sự Sống từ trời xuống; ai muốn được sống đời đời, ai muốn được trường sinh bất tử, phải ăn và uống Mình và Máu ngài. Họ lẩm bẩm chỉ trích. Bởi vì họ biết rõ ông Giuse và bà Maria, cha mẹ ngài. Họ thấy ngài chỉ là một con người bình thường, giống như họ. Không thể nào từ trời xuống được. Ngài không thể nào có bánh ban sự sống đời đời., nói chi đến việc phải ăn và uống Thịt Máu ngài để có thể trường sinh. Vì thế, họ không tin, dèm pha, phản đối.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Ngày hôm sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ biến bánh và cá hóa ra nhiều, đám đông dân chúng lại đi kiếm ngài. Họ muốn lại được nuôi ăn do bàn tay kỳ diệu của ngài. Thế nhưng, ý định của Chúa Giêsu không phải là làm phép lạ cho cơm bánh vật chất nuôi sống thân xác. Nếu ngài đã thực hiện một lần, chính là để chuẩn bị cho dân chúng đón nhận chân lý mà ngài rất tha thiết và là trung tâm điểm của lời giáo huấn ngài.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm