“ Này là minh Thầy. Này là máu Thầy.” Chúng ta nghe một cách bình thường những từ này, được vị chủ tế công bố trong mỗi khi cử hành bí tích Thánh Thể. Chúng ta đã quen với lời công bố này. Điều đó không làm cho chúng ta bị “ xốc”. Sẽ không xảy ra tranh luận trong tâm trí chúng ta, như những người Do thái đã làm giữa họ ngày xứa: “ Làm thế nào mà con người này có thể trao ban thịt của ông để ăn ?-“
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Kinh nghiệm cho thấy, dễ dàng quen thuộc với những điều đẹp đẽ nhất, những gì dồi dào phong phú nhất, những gì sâu sắc nhất… và cũng là dễ dàng làm cho chúng trở nên tầm thường ! Tình yêu được sống ngày qua ngày, không ầm ỉ, người ta hầu như không để ý...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sách Xuất Hành kể lại cho chúng ta rằng, dân Israel, trong tình trạng bất an nơi hoang địa Sinai, đi đến chỗ luyến tiếc những lương thực của Ai Cập. Thế là tất cả cộng đoàn cằn nhằn và phản đối chống lại Môisen. Họ nhớ đến những nồi thịt béo, củ hành củ tỏi và bánh được ăn no nê. Chính vì thế mà dân Do thái lại đặt vấn đề về sự giải thoát của họ, về sự Vượt qua của họ. Thực ra, dân chúng bắt đầu đo lường cái giá của sự tự do.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Khi đọc câu chuyện về phép lạ biến bánh và cá hóa ra nhiều này, chúng ta tự hỏi xem có còn ích lợi để cố gắng đáp ứng cho những cái đói của những con người đang ở trong hành tinh của chúng ta ngày nay không. ?- Chắc chắn là có !
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lời Chúa hôm nay muốn trao gởi cho chúng ta những sứ điệp sau đây: Bản tính nhân loại của Chúa Giêsu. Chúng ta là những kitô hữu, chúng ta khẳng định và tin tưởng vững chắc chắn rằng, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể. Ngài là người và Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật: bao nhiêu người là bấy nhiêu Thiên Chúa, bao nhiêu Thiên Chúa là bấy nhiêu người...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, linh mục chủ tế công bố: “ Thánh lễ đã xong. Chúc Anh Chị Em ra đi bình an ”. Thực ra, lời giải tán nầy không được dịch đúng nghĩa của tiếng La tinh: “ Ite, misa est “, nghĩa là : “ Thánh lễ đã xong. Anh em hãy lên đường. Anh em được sai đi “.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
“ Ong nầy chẳng phải là bác thợ mộc hay sao ?” Khi phát biểu như thế, những người đồng hương với Chúa Giêsu đã nói không sai. Bởi vì, ở tại làng Nagiaret nhỏ bé, thì ai ai cũng biết gia đình ông Giuse, bà Maria, và trẻ Giêsu. Với nghề thợ mộc chuyên nghiệp, ông Giuse và trẻ Giêsu đã giúp đỡ xóm giềng những công việc cần thiết hằng ngày trong cuộc sống....
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Kinh nghiệm cho thấy, sự tiếp xúc, chạm tới, làm xóa bỏ khoảng cách giữa những sinh linh, giữa những con người với nhau. Chúng ta có thể nhìn thấy và nghe thấy từ xa, thế nhưng, chúng ta chỉ tiếp xúc, chạm tới khi ở gần. Tiếp xúc, Chạm tới, chính là gần gũi một ai đó, trở thành người thân của người đó.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Những cơn giống bão vào những ngày đầu tiên. Khi đọc và suy ngẫm câu chuyện cơn giông bão được làm cho yên lặng, các kitô hữu đầu tiên không chỉ nghĩ đến những gì mà các tông đồ đã sống khi tháp tùng Chúa Giêsu, trên hồ Tiberia. Họ cũng nghĩ đến, và nhất là những gì mà chính họ sẽ phải sống.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Sự phát triển của Vương Quốc. Các Sách Tin Mừng thường nói về Vương Quốc, hay Nước Thiên Chúa. Đó là một thực tại chính yếu mà vì nó, Chúa Giêsu đã đến trên trần gian, và vì nó, ngài đã trao hiến mạng sống của ngài.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Phụng vụ lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô hàm chứa một sự phong phú lớn lao và một sự thống nhất sâu sắc: đó là chủ đề Máu của Giao Ước được coi như là trung tâm, lặp đi lặp lại trong bài đọc một và Phúc Âm. Bên cạnh đó, thư gởi tín hữu Do thái nhấn mạnh tính cách hiệu quả của Máu thánh Đức Kitô, vị trung gian của Giao Ước mới.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Từ mấy tháng nay, tôi thấy tại Việt Nam yêu dấu của tôi, bùng phát lên nhiều hình thức đề cao tự hào, tự mãn, tự khoe mình là hơn người khác. Trước tình hình đó, Đức Mẹ khuyên tôi hãy đọc lại lời thánh Phêrô đã viết xưa. Ngài quả quyết thế này.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta vừa lắng nghe những dòng sau cùng của Phúc Âm thánh Matthêu. Một bài tường thuật gây ngạc nhiên. Một sự tôn sùng hoành tráng, đặc biệt cuối cùng.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúa Thánh Thần mà hôm nay chúng ta mừng kính, thực ra rất ít được biết đến, và càng ít được cầu nguyện và tôn thờ. Ay thế mà sự hiện diện và hoạt động của ngài lại rất đa dạng, phong phú và có hiệu quả.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Mừng lễ Chúa Thăng Thiên khiến chúng ta liên tưởng đến lễ Phục sinh. Chúa Giêsu sống lại và Chúa Giêsu về trời. Phục Sinh và Thăng Thiên. Thử hỏi lễ Thăng Thiên có đem lại điều gì mới không ?- Xin thưa: Không và Có.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Khi nói về tinh yêu, thánh tông đồ Gioan biết mình nói về điều gì. Ngài đã suy nghĩ rất nhiều về cái thực tại này, và đã sống nó rất nhiều. Chính vì thế mà ngài nói về nó một cách rất phong phú, một cách rất dễ dàng và một cách rất sâu sắc. Phúc Am nói về ngài là, ngài là « môn đệ mà Chúa Giêsu yêu mến ». Chính thánh Gioan đã định nghĩa Thiên Chúa khi nói rằng, ngài là « tình yêu. »
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta đang sống. Thế nhưng sống nghĩa là gì ?- Đối với một cành nho, thế nào là sống ?- Tại sao Chúa Giêsu lại dùng hình ảnh của thân nho và cành nho để nói lên mối liên hệ mật thiết giữa ngài và chúng ta ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Trước kia, người ta còn cầu nguyện nhiều cho các ơn gọi. Môi trường kitô giáo hỗ trợ các ơn gọi. Các bậc cha mẹ rất hãnh diện dâng con mình cho Chúa. Lòng trung tín đã không bị hoài nghi. Người ta dấn thân một cách dễ dàng cho một đời sống dâng hiến. Những phương tiện truyền thông để khơi gợi ơn gọi không bao giờ thiếu. Người ta tin vào ơn gọi...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Bằng nhiều cách thức khác nhau và bằng tất cả các giọng điệu, các bản văn Kinh thánh mùa Phục sinh gởi cho chúng ta cái kinh nghiệm đặc biệt và dứt khoát mà các tông đồ đầu tiên đã sống. Những con người này đã biết Đức Kitô một cách thân tình, các ông đã tận mắt nhìn thấy ngài chết...
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Tin vào sự phục sinh, thử hỏi điều đó thay đổi điều gì ?- Câu hỏi rất hay, nhiều câu trả lời. Nhiều người đặt câu hỏi: “ Trở thành kitô hữu, tin vào sự phục sinh của Đức Kitô, thử hỏi niềm tin đó thay đổi điều gì ?-“ Đó là câu hỏi thích đáng; bởi vì, thực ra, nếu sự phục sinh không thay đổi gì hết cho cuộc đời, cho cuộc đòi của chúng ta, thì đức tin thực là vô ích.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm