Kinh nghiệm cho thấy, khi có một sự cố, như một trận tuyết lở, một cuộc mưu sát đẫm máu, một loạt va chạm trên đường xá, một nạn đói khắt nghiệt, hay một cơn lũ lụt tệ hại không thể tránh…gây ra bao thảm cảnh, thì người ta đặt ra những câu hỏi: Tại sao ?- Tại sao có những thảm họa đó ?- Ai chịu trách nhiệm về những hậu quả tang tóc, chết người, đem lại biết bao đau thương cho những người liên hệ ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Phêrô đã giữ một kỷ niệm độc đáo vào cái thời điểm mà Chúa Giêsu bỗng chốc đã trở nên hoàn toàn khác với con mắt của các môn đệ: Tiếng nói này, chúng tôi đã nghe; nó đến từ trời, chúng tôi đã ở với ngài trên núi thánh” ( 2 Pr 1, 18 ). Phêrô, một chủ nhân thuyền chài Galilêa vững vàng, gần như là hoang tưởng khi đòi dựng lên ba lều để sắp đặt cái thị kiến này và để ở lại đó.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Từ ngàn xưa, trong Cựu Ước, “ Tro” mang hai ý nghĩa chính yếu là, tượng trưng cho lòng thống hôi ăn năn và đời sống khiêm tốn. Tro nhắc nhở các giáo hữu về thân phận con người. Con người được dựng lên từ bụi tro. Tro được xức lên trán để khắc ghi vào tâm trí thực tại các bụi của con người chúng ta.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
“ Lòng đầy thì miệng mới nói ra”. Lời nói là phương thế bày tỏ tấm lòng, tâm hồn và con người. Cái lưỡi là phương tiện thể lý để có thể phát âm, diễn tả thành lời, giúp biểu đạt tư tưởng, ý muốn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng.. của con người.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta hãy thử hình dung đâu là phản ứng của một người lần đầu tiên nghe lời giáo huấn của Chúa Giêsu mà chúng ta vừa được nhắc lại. “ Hãy yêu thương kẻ thù, hãy làm phúc cho kẻ ghét các con. Hãy chúc lành cho người nói xấu các con. Ai vả con một bên má, thì con hãy đưa má bên kia. Ai lấy áo khoác của con, thì con trao cả áo trong nữa”.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Phải chăng nghèo khó là một thứ hạnh phúc ?- Phải chăng, những người bây giờ đói khát, sẽ được no đầy ?- Phải chăng tất cả những ai bây giờ khóc lóc, sẽ được vui cười ?- Và ngược lại, những người giàu có lại là những người bất hạnh ?
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Đức Kitô đã không muốn loan báo Tin Mừng một mình. Ngài đã muốn được giúp đỡ. Vì thế, ngài đã mời gọi con người trở thành môn đệ của ngài, hành động với ngài và nhân danh ngài. Luôn luôn là như thế. Không có môn đệ, thì Phúc Âm không truyền bá.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúa Giêsu vừa đọc bản văn sách tiên tri Isaia: “Ngài đã sai tôi loan báo cho những tù nhân sự giải thoát, cho người mù được nhìn thấy, cho người bị áp bức giải phóng”. Sau đó, ngài chú giải: “ Điều vừa được loan báo, hôm nay được thực hiện”. Chúng ta hãy nhìn xem những phản ứng của những người đang lắng nghe.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Những người dân ở Nagiarét đã không hiểu và đã không nắm bắt được cái may mắn của họ, khi Chúa Giêsu, vị Tiên Tri của Thiên Chúa Cha, đã đọc và chú giải Kinh Thánh cho họ, trong hội đường của họ, ngày hôm đó.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lễ Cưới chắc chắn là một trong những ngày lễ đẹp nhất của con người trong tất cả mọi nền văn hóa. Chúa Giêsu từ đó đã làm trở thành cái khung dấu chỉ hoan hỉ và vui mừng nhất của Tin Mừng Phúc Âm.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúa Giêsu thực sự là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa. Thế thì tại sao ngài lại chịu phép rửa của Gioan, là phép rửa ăn năn và thống hối ?- Ngài đâu có tội gì, nên đâu cần phải sám hối. Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra cho chúng ta.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Lễ Hiển Linh, còn gọi là lễ Ba Vua, cũng gọi là Ba Nhà Đạo Sĩ. Họ từ phương xa đến thờ lạy Hài Nhi Giêsu, Đấng Cứu Thế vừa mới sinh. Họ là ai ?- Từ đâu đến ?- Ngôi sao lạ là ngôi sao gì ?- Đó là những câu hỏi không có lời giải đáp.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, điều có thể xuất hiện xem như là một cuộc trốn nhà đi chơi của chàng thanh niên thực ra lại là một mạc khải, bày tỏ về con trẻ làng Nagiaret và đời sống đôi lứa của Đức Maria và thánh Giuse. Mà yêu thương chính là điểm tựa, nòng cốt và động lực, sức sống.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta thích nhìn hang đá, đang khi ngây ngất trước nụ cười của một người Mẹ. Thánh sử Gioan mở đôi mắt chúng ta nhìn qua bên kia bức tranh làm xúc động nhân loại: “ Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm, ngài ở giữa chúng ta”.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
“ Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm và ở giữa chúng ta. Tất cả những ai đón nhận ngài, thì ngài đã ban cho trở thành con cái Thiên Chúa”. Nói khác đi, “ Thiên Chúa đã làm cho Con ngài thành con người, để cứu độ chúng ta”. Đó chính là sứ điệp chính yếu của lễ Giáng Sinh.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Chúng ta vừa nghe lời thiên thần báo tin cho các mục đồng về ngày sinh nhật của Đấng Cứu Thế: “ Hôm nay, Đức Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho anh em trong thành vua David. Và đây là dấu hiệu để anh em nhận biết ngài: anh em sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng ăn súc vật”.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Mầu nhiệm thứ hai Mùa Vui của Chuỗi Mân Côi được nhắc nhớ lại trong trang sách vui tươi nhất này của Tin Mừng. Bà Elisabeth thốt lên lớn tiếng: Thật là hạnh phúc biết bao ! Và Đức Maria hớn hở mừng vui, và trẻ Gioan nhảy mừng trong lòng bà Elisabeth.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
“ Chúa gần đến ! Hãy vui lên ”. Chúa nhật hôm nay đã chắt lọc một cái gì đó vui tươi của lễ Giáng sinh. Thế nhưng, cùng một lúc, Phúc âm kêu gọi chúng ta một sự thay đổi thực tế, cụ thể. Cần phải gấp rút tạo nên một bầu khí thuận lợi cho Chúa đến.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Kinh nghiệm trong cuộc sống cho thấy, nhân danh sự tôn trọng người khác, hay do sự lo lắng không muốn làm người khác tổn thương hay tức giận, chúng ta giữ thinh lặng, trong khi lẽ ra phải lên tiếng. Chúng ta hãy nhận ra điều đó: những tiếng nói này ngày nay rất là hiếm, những tiếng nói mạnh mẽ, gay gắt, thúc bách, và có chất lượng, kêu gọi vượt qua; và không chỉ vượt qua, mà là quay trở về, thống hối, ăn năn.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm
Với Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, hôm nay chúng ta cử hành việc khởi đầu một niên lịch phụng vụ mới. Viêc cử hành này mời gọi chúng ta một lần nữa quay về với Đấng đang đến, nghĩa là hy vọng, chờ đợi và nhận ra việc ngài đang đến giữa chúng ta. Bởi vì từ ngữ Mùa Vọng có nguồn gốc từ tiếng la tinh, có nghĩa là đến, đi đến.
Danh Mục: Lời Chúa - Suy Niệm